• Tổng số nét:1 nét
  • Bộ:Nhất 一 (+0 nét)
  • Pinyin:
  • Âm hán việt: Nhất
  • Nét bút:
  • Lục thư:Chỉ sự
  • Thương hiệt:M (一)
  • Bảng mã:U+4E00
  • Tần suất sử dụng:Rất cao

Các biến thể (Dị thể) của 一

  • Thông nghĩa

  • Cách viết khác

    𠤪

Ý nghĩa của từ 一 theo âm hán việt

Đọc nhanh: (Nhất). Bộ Nhất (+0 nét). Tổng 1 nét but (). Ý nghĩa là: 1. một, 1, 2. bộ nhất, Một, là số đứng đầu các số đếm, Họ “Nhất”, Cùng, giống nhau, tương đồng. Từ ghép với : Một hai ba, Thứ nhất, Chúng ta là người trong một nhà, Suốt đời, Cả mùa đông Chi tiết hơn...

Nhất

Từ điển phổ thông

  • 1. một, 1
  • 2. bộ nhất

Từ điển Thiều Chửu

  • Một, là số đứng đầu các số đếm. Phàm vật gì chỉ có một đều gọi là Nhất cả.
  • Cùng, như sách Trung Dung nói: Cập kì thành công nhất dã nên công cùng như nhau vậy.
  • Dùng về lời nói hoặc giả thế chăng, như vạn nhất muôn một, nhất đán một mai, v.v.
  • Bao quát hết thẩy, như nhất thiết hết thẩy, nhất khái một mực như thế cả, v.v.
  • Chuyên môn về một mặt, như nhất vị một mặt, nhất ý một ý, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

* ① Một, nhất

- Một hai ba

- Thứ nhất

- Bắn trăm trật một thì không thể gọi là bắn giỏi (Tuân tử)

* ② Một lần, một cái, lần thứ nhất

- Đánh trống lần thứ nhất thì binh sĩ hăng lên, đánh lần thứ hai thì lòng hăng hái giảm xuống, đánh lần thứ ba thì không còn hăng nữa (Tả truyện)

- Do vậy vua Tần không vui, gõ vào cái lọ đất cho Triệu Huệ vương một cái (Sử kí)

- Các khách đi đưa tang đều bắt chước tiếng lừa kêu lên một tiếng (Thế thuyết tân ngữ)

* ③ Cùng một

- Chúng ta là người trong một nhà

* ④ Cả, toàn, suốt

- Suốt đời

- Cả mùa đông

- Người trong cả nước đều như điên cuồng (Lễ kí)

* ⑤ Như, giống

- Như nhau, giống như

* ⑥ Một lát, một chút

- Nghỉ một lát

* ⑦ Hễ, một khi (dùng như liên từ)

- Hễ nghĩ tới đà xây dựng nhanh chóng của nước nhà thì tôi cảm thấy mình làm còn ít quá

- Binh cứu viện không tới, sĩ tốt bị tử thương chất thành đống, vậy mà một khi (hễ, chỉ cần) Lăng hô lên một tiếng thì đám quân sĩ mỏi mệt kia không ai là không phấn khởi (Tư Mã Thiên

* ⑧ Thống nhất

- Sáu vua dứt, bốn biển thống nhất (Đỗ Mục

* ⑨ Chuyên nhất

- Tâm tư chuyên nhất (Tuân tử)

* ⑩ liên hợp, hợp nhất

- Chư hầu không thể hợp nhất được (Chiến quốc sách)

* ⑪ Như nhau, giống nhau, đồng nhất

- Xưa và nay là một (như nhau), người và ta đều giống nhau (Lã thị Xuân thu)

* ⑫ Một người nào đó

- Có một tên đồ tể kia đi trong đêm, bị con sói bức hiếp (Liêu trai chí dị)

* ⑬ Mỗi, mỗi một

- Mỗi người một bó đuốc (Tam quốc chí diễn nghĩa)

* ⑭ Còn có một (cái khác) nữa là

- Thái tổ, còn có tên là Cát Lợi (Tam quốc chí, Nguỵ thư, Võ đế kỉ chú)

* ⑮ Đều, tất cả đều, thảy đều

- Đều có thể dùng làm chuẩn mực (cho người khác) (Tuân tử)

- Tào Tham thay cho Tiêu Hà làm tướng quốc nhà Hán, mọi việc không có gì thay đổi, thảy đều tuân theo những quy định cũ của Tiêu Hà (Sử kí)

- Mọi việc trong hành dinh đều do quan Đô tướng quyết định (Cựu Đường thư)

* ⑯ Vừa mới

- Lúc đầu khi mới giao chiến, quân của Tào Tháo bất lợi, bèn dẫn lui về đóng ở phía bắc Trường Giang (Tư trị thông giám)

* ⑰ Hoặc giả, hoặc là; có thể (biểu thị ý suy trắc)

- Không biết người mà chỉ biết mình thì có thể thắng, có thể bại (Tôn tử

* ⑱ Khi thì (biểu thị sự biến đổi không ngừng của trạng thái hoặc động tác)

- Chỉ trong vòng bảy năm, khi thì cho khi thì cướp đi, sự thay đổi thật là quá lắm! (Tả truyện, Thành công bát niên)

* ⑲ Mà, lại (biểu thị tình huống bất ngờ)

- ! Lỗi của quả nhân, lại đến thế kia sao! (Sử kí)

- ! Sao khiến người ta ngưỡng mộ lại đến mức như thế! (Lí Bạch

* ⑳ Một, cái một (dùng như danh từ)

- Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh ra vạn vật (Lão tử)

* ㉑ Trợ từ, dùng tăng cường ngữ khí (không dịch)

- Tướng quân nên trừ hoạ cho thiên hạ, danh lừng đến đời sau (Hậu Hán thư)

Từ điển trích dẫn

Danh từ
* Một, là số đứng đầu các số đếm
* Họ “Nhất”
Tính từ
* Cùng, giống nhau, tương đồng

- “Cập kì thành công nhất dã” Nên công cùng như nhau vậy.

Trích: “nhất mô nhất dạng” hoàn toàn giống nhau, “đại tiểu bất nhất” lớn nhỏ không như nhau. Trung Dung

* Chuyên chú

- “chuyên nhất bất biến” một lòng chuyên chú không đổi.

* Mỗi, mỗi một, từng cái một

- “nhất hiệt lục bách tự” mỗi trang sáu trăm chữ.

* Thứ nhất

- “Phù chiến, dũng khí dã, nhất cổ tác khí, tái nhi suy, tam nhi kiệt” , , , , (Tào Quế luận chiến ) Sự chiến tranh, nói về dũng khí, (nghe) tiếng trống thứ nhất thì (quân) hăng hái, tiếng thứ hai lòng hăng hái giảm xuống, lần thứ ba thì hăng hái hết cả.

Trích: Tả truyện

* Cả, toàn, suốt

- “nhất thân thị hãn” cả người mồ hôi

- “nhất sanh” suốt đời

- “nhất đông” cả mùa đông.

* Còn có một cái khác là

- “ba gia, nhất danh tây hồng thị” , 西 cà chua, còn có tên là “tây hồng thị”.

Động từ
* Họp thành một

- “Lục vương tất, tứ hải nhất” , (A Phòng cung phú ) Sáu vua bị diệt, bốn bể thống nhất.

Trích: Đỗ Mục

Phó từ
* Vừa mới

- “nhất thính tựu đổng” vừa mới nghe là hiểu ngay.

* Một chút, một lát (đặt giữa cùng một động từ dùng hai lần)

- “vấn nhất vấn” hỏi một chút

- “hiết nhất hiết” nghỉ một lát.

* Đều

- “Nhất khả dĩ vi pháp tắc” (Khuyến học ) Đều có thể dùng làm phép tắc.

Trích: Tuân Tử

* Hễ, mỗi khi, cứ mỗi lần

- “Cứu binh bất chí, sĩ tốt tử thương như tích, nhiên Lăng nhất hô lạo, quân sĩ vô bất khởi” , , , (Báo Nhậm Thiếu Khanh thư ) Quân cứu viện không tới, sĩ tốt bị tử thương chất đống, vậy mà (Lí) Lăng hễ hô một tiếng ủy lạo, quân sĩ không ai không vùng dậy.

Trích: Tư Mã Thiên

* Mà lại, lại (biểu thị sự không ngờ)

- “Quả nhân chi quá nhất chí thử hồ!” (Hoạt kê truyện ) Lỗi của quả nhân, mà lại đến như thế sao!

Trích: Sử Kí

Liên từ
* Hoặc, hoặc là

- “Nhất dĩ kỉ vi mã, nhất dĩ kỉ vi ngưu” , (Ứng đế vương ) Hoặc coi mình là ngựa, hoặc coi mình là bò.

Trích: Trang Tử

Trợ từ
* Dùng để nhấn mạnh, tăng cường ngữ khí

- “Thượng hữu huyền ca thanh, Âm hưởng nhất hà bi” , (Tây bắc hữu cao lâu 西) Trên lầu có tiếng đàn ca, Âm hưởng sao mà bi thương vậy.

Trích: Cổ thi