• Tổng số nét:5 nét
  • Bộ:đại 大 (+2 nét)
  • Pinyin: Shī
  • Âm hán việt: Thất
  • Nét bút:ノ一一ノ丶
  • Lục thư:Hội ý
  • Hình thái:⿰丿夫
  • Thương hiệt:HQO (竹手人)
  • Bảng mã:U+5931
  • Tần suất sử dụng:Rất cao

Các biến thể (Dị thể) của 失

  • Cách viết khác

    𢩥

Ý nghĩa của từ 失 theo âm hán việt

Đọc nhanh: (Thất). Bộ đại (+2 nét). Tổng 5 nét but (ノ). Ý nghĩa là: 1. lỡ, sai lầm, 2. mất, Mất., Lỗi., Bỏ qua.. Từ ghép với : Đánh mất, sót mất, Nhận của đánh mất, Để mất dịp tốt, Không giữ lời hứa, thất tín, Sai hẹn, lỡ hẹn Chi tiết hơn...

Thất

Từ điển phổ thông

  • 1. lỡ, sai lầm
  • 2. mất

Từ điển Thiều Chửu

  • Mất.
  • Lỗi.
  • Bỏ qua.
  • Có khi dùng như chữ dật .

Từ điển Trần Văn Chánh

* ① Mất

- Đánh mất, sót mất

- Nhận của đánh mất

- Để mất dịp tốt

* ② (Ngr) Sai lầm, làm trái ngược

- Không giữ lời hứa, thất tín

- Sai hẹn, lỡ hẹn

* ③ Lạc

- Chim lạc đàn

- Lạc hướng, mất phương hướng

* ④ Không cẩn thận, lỡ, nhỡ

- Lỡ bước, trượt chân

- Lỡ lời

* ⑤ Không đạt mục đích, thua thiệt

- Bất đắc ý, thất ý, chán nản

- Thất vọng, chán nản

* ⑥ Sai lầm, lầm lẫn, sơ hở

- Suy nghĩ chu đáo thế mà vẫn có chỗ sơ hở

* ⑦ Dáng bộ thất thường

- Khóc không ra tiếng (nức nở)

- Thất sắc, tái mặt

Từ điển trích dẫn

Động từ
* Mất

- “di thất” bỏ mất

- “thất nhi phục đắc” mất rồi mà lấy lại được

- “thất hồn lạc phách” hết hồn hết vía

- “tam sao thất bản” ba lần chép lại thì đã làm mất hết cả gốc, ý nói mỗi lần chép lại là mỗi lần sai đi.

* Làm sai, làm trái

- “Công thiết vật thất tín” (Đệ thập nhất hồi) Xin ông chớ sai hẹn.

Trích: Tam quốc diễn nghĩa

* Lạc

- “mê thất phương hướng” lạc hướng.

* Để lỡ, bỏ qua

- “thác thất lương ki” để lỡ cơ hội tốt

- “ki bất khả thất” cơ hội không thể bỏ qua (cơ hội nghìn năm một thuở).

Danh từ
* Lầm lỗi, sơ hở

- “quá thất” sai lầm

- “trí giả thiên lự tất hữu nhất thất” người trí suy nghĩ chu đáo mà vẫn khó tránh khỏi sai sót.