• Tổng số nét:10 nét
  • Bộ:Ngôn 言 (+3 nét)
  • Pinyin:
  • Âm hán việt:
  • Nét bút:丶一一一丨フ一フ一フ
  • Lục thư:Hình thanh & hội ý
  • Hình thái:⿰言己
  • Thương hiệt:YRSU (卜口尸山)
  • Bảng mã:U+8A18
  • Tần suất sử dụng:Rất cao

Các biến thể (Dị thể) của 記

  • Giản thể

  • Cách viết khác

    𧪄

Ý nghĩa của từ 記 theo âm hán việt

Đọc nhanh: (Kí, Ký). Bộ Ngôn (+3 nét). Tổng 10 nét but (フ). Ý nghĩa là: Nhớ, Ghi chép, biên chép, (Thuật ngữ Phật giáo) Báo trước, đối với một đệ tử hoặc người phát nguyện tu hành, trong tương lai sẽ thành Phật quả, Văn tự hoặc sách vở ghi chép các sự vật, Một thể văn mà chủ đích là tự sự. Từ ghép với : “thụ kí” ., “Lễ Kí” sách chép các lễ phép, “ám kí” mật hiệu., “đả nhất kí” đánh một cái., Không nhớ rõ Chi tiết hơn...

Âm:

Từ điển trích dẫn

Động từ
* Nhớ

- “Cộng kí đắc đa thiểu thủ?” ? (Đệ tứ thập bát hồi) Nhớ được tất cả bao nhiều bài (thơ) rồi?

Trích: “kí tụng” học thuộc cho nhớ, “kí bất thanh” không nhớ rõ. Hồng Lâu Mộng

* Ghi chép, biên chép

- “Khắc Đường hiền kim nhân thi phú ư kì thượng, chúc dư tác văn dĩ kí chi” , (Nhạc Dương Lâu kí ) Khắc trên (lầu) những thi phú của chư hiền đời Đường (cùng) các người thời nay, cậy tôi làm bài văn để ghi lại.

Trích: “kí quá” ghi chép lỗi lầm đã làm ra. Phạm Trọng Yêm

* (Thuật ngữ Phật giáo) Báo trước, đối với một đệ tử hoặc người phát nguyện tu hành, trong tương lai sẽ thành Phật quả

- “thụ kí” .

Danh từ
* Văn tự hoặc sách vở ghi chép các sự vật

- “Lễ Kí” sách chép các lễ phép

- “du kí” sách chép các sự đã nghe đã thấy trong khi đi chơi.

* Một thể văn mà chủ đích là tự sự

- “Phạm Trọng Yêm” viết “Nhạc Dương Lâu kí” .

* Con dấu, ấn chương
* Dấu hiệu, phù hiệu

- “dĩ bạch sắc vi kí” lấy màu trắng làm dấu hiệu

- “ám kí” mật hiệu.

* Vệt, bớt trên da
* Lượng từ: lần, cái

- “đả nhất kí” đánh một cái.

Từ điển phổ thông

  • 1. nhớ
  • 2. ghi chép, viết

Từ điển Thiều Chửu

  • Nhớ, nhớ kĩ cho khỏi quên. Như kí tụng học thuộc cho nhớ.
  • Ghi chép. Như kí quá ghi chép lỗi lầm đã làm ra. Phàm cuốn sách nào ghi chép các sự vật đều gọi là kí. Như lễ kí sách chép các lễ phép, du kí sách chép các sự đã nghe đã thấy trong khi đi chơi, v.v.
  • Tờ bồi. Người giữ về việc giấy má sổ sách gọi là thư kí .
  • Phàm giấy má gì mà những người có quan hệ vào đấy đều phải viết tên mình vào để làm ghi đều gọi là kí.
  • Dấu hiệu.

Từ điển Trần Văn Chánh

* ① Nhớ

- Không nhớ rõ

- Còn nhớ

* ② Ghi, biên

- Ghi sổ

- Ghi (một) công lớn

* ③ Sổ ghi chép, sách ghi chép, ... kí

- Nhật kí

- Du kí

- Sách ghi những việc lớn (đã xảy ra)

* ④ Dấu hiệu

- Lấy màu trắng làm dấu hiệu

- Con dấu