- Tổng số nét:4 nét
- Bộ:Tâm 心 (+0 nét)
- Pinyin:
Xīn
- Âm hán việt:
Tâm
- Nét bút:丶フ丶丶
- Lục thư:Tượng hình
- Thương hiệt:P (心)
- Bảng mã:U+5FC3
- Tần suất sử dụng:Rất cao
Các biến thể (Dị thể) của 心
-
Thông nghĩa
㣺
-
Cách viết khác
忄
Ý nghĩa của từ 心 theo âm hán việt
Đọc nhanh: 心 (Tâm). Bộ Tâm 心 (+0 nét). Tổng 4 nét but (丶フ丶丶). Ý nghĩa là: 1. lòng, 2. tim, Cái gai., Trái tim, Tư tưởng, ý niệm, cảm tình, lòng dạ. Từ ghép với 心 : 一心一意 Một lòng một dạ, 掌心 Lòng bàn tay, 江心 Lòng sông, 圓心 Tâm của vòng tròn, “thương tâm” 傷心 lòng thương xót Chi tiết hơn...
Từ điển phổ thông
Từ điển Thiều Chửu
- Tim, đời xưa cho tim là vật để nghĩ ngợi, cho nên cái gì thuộc về tư tưởng đều gọi là tâm. Như tâm cảnh 心境, tâm địa 心地, v.v. Nghiên cứu về chỗ hiện tượng của ý thức người gọi là tâm lí học 心理學. Phật học cho muôn sự muôn lẽ đều do tâm người tạo ra gọi là phái duy tâm 唯心. Nhà Phật chia ra làm nhiều thứ, nhưng rút lại có hai thứ tâm trọng yếu nhất: 1) vọng tâm 妄心 cái tâm nghĩ ngợi lan man sằng bậy, 2) chân tâm 真心 cái tâm nguyên lai vẫn sáng láng linh thông, đầy đủ mầu nhiệm không cần phải nghĩ mới biết, cũng như tấm gương trong suốt, vật gì qua nó là soi tỏ ngay, khác hẳn với cái tâm phải suy nghĩ mới biết, phải học hỏi mới hay. Nếu người ta biết rõ cái chân tâm (minh tâm 明心) mình như thế mà xếp bỏ sạch hết cái tâm nghĩ ngợi lan man sằng bậy đi thì tức thì thành đạo ngay.
- Giữa, phàm nói về phần giữa đều gọi là tâm. Như viên tâm 圓心 giữa vòng tròn, trọng tâm 重心 cốt nặng, v.v.
- Sao tâm 心, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
- Cái gai.
Từ điển Trần Văn Chánh
* ② Tâm, lòng, tâm tư, tâm địa, ý nghĩ, ý muốn, tham vọng
* ③ Tâm, trung tâm, lòng, khoảng giữa
- 掌心 Lòng bàn tay
- 江心 Lòng sông
- 圓心 Tâm của vòng tròn
Từ điển trích dẫn
Danh từ
* Tư tưởng, ý niệm, cảm tình, lòng dạ
- “thương tâm” 傷心 lòng thương xót
- “tâm trung bất an” 心中不安 trong lòng không yên
- “tâm tình phiền muộn” 心情煩悶 lòng buồn rầu.
* Phật học cho muôn sự muôn lẽ đều do tâm người tạo ra, gọi là phái “duy tâm” 唯心
- (1) “vọng tâm” 妄心 cái tâm nghĩ ngợi lan man sằng bậy, (2) “chân tâm” 真心 cái tâm nguyên lai vẫn sáng láng linh thông, đầy đủ mầu nhiệm không cần phải nghĩ mới biết, cũng như tấm gương trong suốt, vật gì qua nó là soi tỏ ngay, khác hẳn với cái tâm phải suy nghĩ mới biết, phải học hỏi mới hay. Nếu người ta biết rõ cái chân tâm (“minh tâm” 明心) mình như thế mà xếp bỏ sạch hết cái tâm nghĩ ngợi lan man sằng bậy đi thì tức thì thành đạo ngay.
Trích: Nhà Phật chia ra làm nhiều thứ. Nhưng rút lại có hai thứ tâm trọng yếu nhất
* Tính tình
- “tâm tính” 心性 tính tình.
* Nhụy hoa hoặc đầu mầm non
- “hoa tâm” 花心 tim hoa, nhụy hoa.
* Điểm giữa, phần giữa
- “viên tâm” 圓心 điểm giữa vòng tròn
- “trọng tâm” 重心 điểm cốt nặng của vật thể (vật lí học)
- “giang tâm” 江心 lòng sông
- “chưởng tâm” 掌心 lòng bàn tay.
* Sao “Tâm” 心, một ngôi sao trong nhị thập bát tú