- Tổng số nét:10 nét
- Bộ:Cao 高 (+0 nét)
- Pinyin:
Gāo
, Gào
- Âm hán việt:
Cao
- Nét bút:丶一丨フ一丨フ丨フ一
- Lục thư:Tượng hình
- Hình thái:⿵⿳亠口冂口
- Thương hiệt:YRBR (卜口月口)
- Bảng mã:U+9AD8
- Tần suất sử dụng:Rất cao
Các biến thể (Dị thể) của 高
-
Thông nghĩa
髙
-
Cách viết khác
𠆪
𦕺
Ý nghĩa của từ 高 theo âm hán việt
Đọc nhanh: 高 (Cao). Bộ Cao 高 (+0 nét). Tổng 10 nét but (丶一丨フ一丨フ丨フ一). Ý nghĩa là: 1. cao, 2. kiêu, đắt, 4. nhiều, hơn, Quý, kính., Cao. Từ ghép với 高 : 我比你高 Tôi cao hơn anh, 情緒高漲 Tinh thần lên cao, 塔高二十公尺 Tháp cao 20 mét, 高質量 Chất lượng cao, 高風格 Phong cách cao Chi tiết hơn...
Từ điển phổ thông
- 1. cao
- 2. kiêu, đắt
- 3. cao thượng, thanh cao
- 4. nhiều, hơn
Từ điển Thiều Chửu
- Cao. Trái lại với thấp. Như sơn cao thuỷ thâm 山高水深 núi cao sông sâu.
- Kiêu, đắt. Như nói giá kiêu giá hạ vậy.
- Không thể với tới được gọi là cao. Như đạo cao 道高.
- Cao thượng, khác hẳn thói tục. Như cao nhân 高人 người cao thượng. Nguyễn Du 阮攸: Thạch ẩn cao nhân ốc 石隱高人屋 (Ðào Hoa dịch đạo trung 桃化驛道中) đá che khuất nhà bậc cao nhân.
- Giọng tiếng lên cao. Như cao ca 高歌 hát to, hát lên giọng.
- Quý, kính.
- Nhiều, lớn hơn. Như cao niên 高年 bậc lão niên, nhiều tuổi.
Từ điển Trần Văn Chánh
* ① Cao
- 我比你高 Tôi cao hơn anh
- 情緒高漲 Tinh thần lên cao
- 塔高二十公尺 Tháp cao 20 mét
- 高質量 Chất lượng cao
- 高風格 Phong cách cao
* ③ Lớn tiếng, (tiếng) cao to, to tiếng
- 高聲喊叫 Lớn tiếng gọi
- °的q Hát to tiếng
* 高麗
- Cao Li [Gaolí] Nước Cao Li (tức Hàn Quốc ngày nay).
Từ điển trích dẫn
Tính từ
* Cao
- Trái lại với “đê” 低 thấp. “sơn cao thủy thâm” 山高水深 núi cao sông sâu.
* Nhiều tuổi
- “cao niên” 高年 bậc lão niên, nhiều tuổi.
* Giọng tiếng lớn
- “cao ca” 高歌 tiếng hát to, tiếng hát lên giọng.
* Giỏi, vượt hơn thế tục, khác hẳn bực thường
- “Thạch ẩn cao nhân ốc” 石隱高人屋 (Đào Hoa dịch đạo trung 桃化驛道中) Đá che khuất nhà bậc cao nhân.
Trích: “cao tài sanh” 高材生 học sinh ưu tú, “cao nhân” 高人 người cao thượng. Nguyễn Du 阮攸
* Tôn quý
- “vị cao niên ngải” 位高年艾 địa vị tôn quý, tuổi lớn.
Danh từ
* Chỗ cao
- “đăng cao vọng viễn” 登高望遠 lên cao trông ra xa.
* Họ “Cao”
- “Cao Bá Quát” 高伯适 (1808-1855).