• Tổng số nét:5 nét
  • Bộ:Khẩu 口 (+2 nét)
  • Pinyin: Shǐ
  • Âm hán việt: Sử
  • Nét bút:丨フ一ノ丶
  • Lục thư:Hội ý
  • Thương hiệt:LK (中大)
  • Bảng mã:U+53F2
  • Tần suất sử dụng:Rất cao

Các biến thể (Dị thể) của 史

  • Cách viết khác

Ý nghĩa của từ 史 theo âm hán việt

Đọc nhanh: (Sử). Bộ Khẩu (+2 nét). Tổng 5 nét but (). Ý nghĩa là: lịch sử, Một chức quan coi về văn thư, Chức quan ở gần vua luôn luôn là “ngự sử” , cũng như quan bí thư bây giờ, Sử sách, lịch sử, Thầy vẽ, thợ vẽ. Từ ghép với : Lịch sử bang giao giữa các nước, Quan điểm lịch sử, “quốc sử” . Chi tiết hơn...

Sử

Từ điển phổ thông

  • lịch sử

Từ điển Thiều Chửu

  • Quan sử. Một chức quan coi về việc văn thư. Như quan nội sử , quan ngoại sử , quan tả sử , quan hữu sử , v.v.
  • Chức quan ở gần vua luôn luôn là ngự sử , cũng như quan bí thư bây giờ. Chức quan coi giữ các sách vở trong cung và biên chép sửa soạn sử sách gọi là quan thái sử . Về sau thi chức ngự sử chỉ chuyên về việc xét hặc tội các quan và can ngăn vua, sở của các quan ấy làm việc gọi là đô sát viện , còn các chức thái sử thì so viện hàn lâm kiêm cả, vì thế gọi hàn lâm là thái sử, lễ nhà Chu có quan nữ sử để coi các việc lễ nghi của hoàng hậu cung phi, chọn các đàn bà con gái có học vào làm, cho nên con gái có học gọi là nữ sử .
  • Sách sử, thứ ghi các sự tích trong nước từ xưa tới nay gọi là lịch sử , quốc sử .

Từ điển Trần Văn Chánh

* ① Lịch sử, sử sách, sử

- Lịch sử bang giao giữa các nước

- Quan điểm lịch sử

Từ điển trích dẫn

Danh từ
* Một chức quan coi về văn thư

- quan “nội sử” , quan “ngoại sử” , quan “tả sử” , quan “hữu sử” .

* Chức quan ở gần vua luôn luôn là “ngự sử” , cũng như quan bí thư bây giờ

- Chức quan coi giữ các sách vở trong cung và biên chép sửa soạn sử sách gọi là quan “thái sử” . Về sau thi chức “ngự sử” chỉ chuyên về việc xét hặc tội các quan và can ngăn vua. Sở của các quan ấy làm việc gọi là “đô sát viện” . Còn các chức “thái sử” thì do viện hàn lâm kiêm cả, vì thế gọi hàn lâm là “thái sử”. Lễ nhà Chu có quan “nữ sử” để coi các việc lễ nghi của hoàng hậu cung phi, chọn các đàn bà con gái có học vào làm, cho nên con gái có học gọi là “nữ sử” .

* Sử sách, lịch sử

- “quốc sử” .

* Thầy vẽ, thợ vẽ

- “Tống Nguyên Quân tương họa đồ, chúng sử giai chí, thụ ấp nhi lập” , , (Điền Tử Phương ) Vua Nguyên nước Tống muốn vẽ tranh, nhiều thợ vẽ đều tới, vái rồi đứng đó.

Trích: Trang Tử

* Họ “Sử”