• Tổng số nét:3 nét
  • Bộ:Triệt 丿 (+2 nét)
  • Pinyin: Zhī
  • Âm hán việt: Chi
  • Nét bút:丶フ丶
  • Lục thư:Hội ý
  • Thương hiệt:INO (戈弓人)
  • Bảng mã:U+4E4B
  • Tần suất sử dụng:Rất cao

Các biến thể (Dị thể) của 之

  • Cách viết khác

    𠔇 𡳿

Ý nghĩa của từ 之 theo âm hán việt

Đọc nhanh: (Chi). Bộ Triệt 丿 (+2 nét). Tổng 3 nét but (). Ý nghĩa là: 1. đã, rồi, 2. thuộc về, 4. mà, 5. đi tới, Của, thuộc về. Từ ghép với : Cha mẹ của dân, Tiếng chiêng trống, Gia đình vẻ vang, Tôi yêu nó, trọng nó, Quả nhân nghe nói Chi tiết hơn...

Chi

Từ điển phổ thông

  • 1. đã, rồi
  • 2. thuộc về
  • 3. (đại từ thay thế)
  • 4. mà
  • 5. đi tới

Từ điển Thiều Chửu

  • Chưng, dùng về lời nói liền nối nhau, như đại học chi đạo chưng đạo đại học.
  • Ði, như Ðằng Văn-Công tương chi Sở Ðằng Văn-Công sắp đi sang nước Sở.
  • Ðến, như chi tử mĩ tha đến chết chẳng tới ai.
  • Ðấy, là tiếng dùng thay một danh từ nào, như Thang sử nhân vấn chi 使 vua Thang khiến người hỏi đấy (hỏi ai? tức là hỏi Cát Bá, chữ chi đây là thay hai chữ Cát Bá).
  • Ấy, như chi tử vu quy người ấy về nhà chồng.

Từ điển Trần Văn Chánh

* ① (văn) Của (đặt giữa định ngữ và thành phần trung tâm, tương đương với 的 trong Hán ngữ hiện đại)

- Cha mẹ của dân

- Tiếng chiêng trống

- Gia đình vẻ vang

* ② Đặt giữa chủ ngữ và vị ngữ để thủ tiêu tính độc lập của câu

- ? Da không còn thì lông bám vào đâu? (Tả truyện)

- Người ta sở dĩ không học mà biết, là nhờ có lương năng (Mạnh tử)

- Thiên hạ vô đạo đã lâu lắm rồi (Luận ngữ)

- Dân chúng theo về với ông ấy, giống như nước chảy xuống chỗ thấp (Mạnh tử)

* ③ (văn) Họ, hắn, nó...

- Tôi yêu nó, trọng nó

- 使 Sai quan quân hè nhau ôm bà đồng, ném bà ta vào giữa sông (Sử kí)

* ④ Cái đó, điều đó (chỉ sự vật đã nêu ra ở trước, hoặc sắp nêu ra)

- Học thì thường ôn lại những điều đã học (Luận ngữ)

- Đạo không sáng ra được, ta biết điều đó rồi (Luận ngữ)

- Quả nhân nghe nói

* ⑤ Ở đó, nơi đó (chỉ nơi chốn)

- Vực có sâu thì cá mới sinh ra ở đó, núi có thẳm thì thú vật mới đến nơi đó (Sử kí)

* ⑥ Này, kia, ấy (biểu thị sự cận chỉ, đặt trước danh từ)

- Cô kia về nhà chồng (Thi Kinh)

- ? Hai giống trùng ấy lại biết gì? (Trang tử)

* ⑦ Thì (dùng như 則, 便, 就)

- Cho nên dân không có chỗ ở nhất định, (hễ họ) thấy có lợi thì tụ lại, không có thì bỏ đi (Lã thị Xuân thu)

* ⑧ Đối với (dùng như 於, 于, 對于)

- Người ta đối với người thân của mình thì vì yêu mà thiên lệch (Lễ kí

* ⑨ (văn) Khác hơn so với (dùng như 此, 于, 於)

- (Khổng tử) khóc Nhan Uyên rất đau thương, vì Nhan Uyên khác hơn những học trò khác của ông, nên ông hết sức thương đau (Luận hoành

* ⑩ (văn) Và (dùng như liên từ để nối kết từ hoặc nhóm từ, biểu thị mối quan hệ đẳng lập, tương đương với 與)

- Chỉ có quan hữu ty và mục phu (Thương thư

* ⑪ (văn) Đi, đến

- ? Tiên sinh định đi đâu? (Mạnh tử)

- Bái công dẫn quân đi sang đất Tiết (Hán thư)

* ⑫ Tiếng đệm

- Tóm lại

- Qua một thời gian lâu

- Biết thì cho là biết (Luận ngữ)

- Trong khoảnh khắc, khói lửa mù trời... (Tư trị thông giám)

- Thì lúa non mọc rộ lên (Mạnh tử)

- Có cương có kỉ (Thi Kinh)

* ⑬ Chỉ phân số

- Một phần ba

Từ điển trích dẫn

Giới từ
* Của, thuộc về

- “Phu tử chi văn chương” (Công Dã Tràng ) Văn chương của thầy.

Trích: “đại học chi đạo” đạo đại học, “dân chi phụ mẫu” cha mẹ của dân, “chung cổ chi thanh” tiếng chiêng trống. Luận Ngữ

* Đối với (dùng như )

- “Nhân chi kì sở thân ái nhi phích yên” (Đại Học ) Người ta đối với người thân của mình thì vì yêu mà thiên lệch.

Trích: Lễ Kí

* Ở chỗ (tương đương với “chư” , “chi ư” )

- “Vũ sơ cửu hà, thược Tể, Tháp nhi chú chư hải, quyết Nhữ, Hán, bài Hoài, Tứ nhi chú chi Giang” , , , , , , (Đằng Văn Công thượng ) Vua Vũ khai thông chín sông, đào sông Tể, sông Tháp cho chảy vào biển, khơi các sông Nhữ, Hán, bời sông Hoài, sông Tứ cho chảy vô sông Giang.

Trích: Mạnh Tử

Liên từ
* Và, với (dùng như “dữ” , “cập” )

- “Duy hữu ti chi mục phu” (Lập chánh ) Chỉ có quan hữu ti và mục phu.

Trích: Thư Kinh

* Mà (dùng như “nhi” )

- “Thần khủng vương vị thần chi đầu trữ dã” (Tần sách nhị) Thần e rằng nhà vua phải vì thần mà liệng cái thoi. § Ghi chú

Trích: Chiến quốc sách

* Thì (dùng như “tắc” )

- “Cố dân vô thường xứ, kiến lợi chi tụ, vô chi khứ” , , (Trọng xuân kỉ , Công danh ) Cho nên dân không có chỗ ở nhất định, thấy có lợi thì tụ lại, không có thì bỏ đi.

Trích: Lã Thị Xuân Thu

* Nếu, như quả

- “Ngã chi đại hiền dư, ư nhân hà sở bất dong? Ngã chi bất hiền dư, nhân tương cự ngã, như chi hà kì cự nhân dã?” , ? , , (Tử Trương ) Nếu ta là bậc đại hiền, thì ai mà ta chẳng dung nạp được? Nếu ta mà chẳng là bậc hiền thì người ta sẽ cự tuyệt ta, chứ đâu cự tuyệt được người?

Trích: Luận Ngữ

Động từ
* Đi

- “Đằng Văn Công tương chi Sở” (Đằng Văn Công thượng ) Đằng Văn Công sắp đi sang nước Sở.

Trích: Mạnh Tử

* Đến

- “Chi tử thỉ mĩ tha” (Dung phong , Bách chu ) Đến chết, ta thề không có lòng dạ khác.

Trích: “tự thiểu chi đa” từ ít đến nhiều. Thi Kinh

* Là, chính là

- “Lí Bạch thị cử thế tối vĩ đại đích thi nhân chi nhất” Lí Bạch là một trong những nhà thơ vĩ đại nhất trên đời.

* Dùng

- “Xả kì sở trường, chi kì sở đoản” , (Tề sách tam, Mạnh Thường Quân ) Bỏ cái sở trường, dùng cái sở đoản.

Trích: Chiến quốc sách

Đại từ
* Đấy, đó, kia (tiếng dùng thay một danh từ)

- “Chu đạo suy phế, Khổng Tử vi Lỗ ti khấu, chư hầu hại chi, đại phu ủng chi” , , , (Thái sử công tự tự ) Đạo nhà Chu suy vi bị bỏ phế, Khổng Tử làm quan tư khấu nước Lỗ, bị các nước chư hầu hại ông, quan đại phu ngăn cản ông. Trang Tử

Trích: “chi tử vu quy” cô ấy về nhà chồng. Sử Kí

Trợ từ
* Dùng để nhấn mạnh

- “Trướng hận cửu chi” (Trần Thiệp thế gia ) Bùi ngùi một hồi lâu.

Trích: Sử Kí

Danh từ
* Họ “Chi”