• Tổng số nét:4 nét
  • Bộ:Bát 八 (+2 nét)
  • Pinyin: Gōng
  • Âm hán việt: Công
  • Nét bút:ノ丶フ丶
  • Lục thư:Hội ý
  • Hình thái:⿱八厶
  • Thương hiệt:CI (金戈)
  • Bảng mã:U+516C
  • Tần suất sử dụng:Rất cao

Các biến thể (Dị thể) của 公

  • Cách viết khác

    𡚑 𧆷

Ý nghĩa của từ 公 theo âm hán việt

Đọc nhanh: (Công). Bộ Bát (+2 nét). Tổng 4 nét but (ノ). Ý nghĩa là: 1. cân bằng, 2. chung, 3. cụ, ông, Bố chồng., Chung, chung cho mọi người. Từ ghép với : Tiền của công, Của chung, Công và tư phải rành rọt, Mua bán công bằng, Chia nhau (phân phối) không công bằng Chi tiết hơn...

Công

Từ điển phổ thông

  • 1. cân bằng
  • 2. chung
  • 3. cụ, ông
  • 4. tước Công (to nhất trong 5 tước)
  • 5. con đực (ngược với: mẫu 母)

Từ điển Thiều Chửu

  • Công, không tư túi gì, gọi là công. Như công bình , công chính , v.v.
  • Chung, sự gì do mọi người cùng đồng ý gọi là công. Như công cử , công nhận , v.v.
  • Cùng chung, như công chư đồng hiếu để đời cùng thích chung.
  • Của chung, như công sở sở công, công sản của chung, v.v.
  • Việc quan, như công khoản khoản công, công sự việc công.
  • Quan công, ngày xưa đặt quan Thái Sư, Thái Phó, Thái Bảo là tam công .
  • Tước công, tước to nhất trong năm tước.
  • Bố chồng.
  • Ông, tiếng người này gọi người kia.
  • Con đực, trong loài muông nuôi, con đực gọi là công , con cái gọi là mẫu .

Từ điển Trần Văn Chánh

* ① Công, chung

- Tiền của công

- Của chung

- Công và tư phải rành rọt

* ② Công bằng

- Mua bán công bằng

- Chia nhau (phân phối) không công bằng

- Xử lí cho công bằng

* ③ Công khai, công bố

- Công bố

- Công bố cho mọi người biết

* ④ Đực, trống

- Dê đực

- Gà trống

* ⑤ Ông

- Ông ngoại

- Ông Trương

* ⑦ (cũ) Tên chức quan thời xưa

- Tam công (gồm các quan Thái sư, Thái phó, Thái bảo)

Từ điển trích dẫn

Tính từ
* Chung, chung cho mọi người

- “công vật” vật của chung

- “công sự” việc chung

- “công khoản” kinh phí chung

- “công hải” hải phận quốc tế.

* Thuộc nhà nước, quốc gia

- “công sở” cơ quan nhà nước

- “công sản” tài sản quốc gia.

* Không nghiêng về bên nào

- “công bình” công bằng (không thiên lệch)

- “công chính” công bằng và chính trực.

* Đực, trống

- “công kê” gà trống

- “công dương” cừu đực.

Phó từ
* Không che giấu

- “công nhiên” ngang nhiên, tự nhiên

- “công khai tín” thư ngỏ

- “hóa hối công hành” hàng hóa của cải lưu hành công khai.

Danh từ
* Quan “công”, có ba bậc quan cao nhất thời xưa gọi là “tam công”
* Tước “Công”, tước to nhất trong năm tước “Công Hầu Bá Tử Nam”
* Tiếng xưng hô đối với tổ phụ (ông)

- “ngoại công” ông ngoại.

* Tiếng xưng hô chỉ cha chồng

- “Lão phu bất cảm hữu vi, tùy dẫn Điêu Thuyền xuất bái công công” , (Đệ bát hồi) Lão phu không dám trái phép, phải dẫn Điêu Thuyền ra lạy bố chồng.

Trích: “công công” cha chồng, “công bà” cha mẹ chồng. Tam quốc diễn nghĩa

* Tiếng tôn xưng bậc niên trưởng hoặc người có địa vị

- “Chủ công dục thủ thiên hạ, hà tích nhất mã?” , (Đệ tam hồi) Chúa công muốn lấy thiên hạ, thì tiếc gì một con ngựa.

Trích: “chủ công” chúa công, “lão công công” ông cụ. Tam quốc diễn nghĩa

* Tiếng kính xưng đối với người ngang bậc

- “Công đẳng lục lục, sở vị nhân nhân thành sự giả dã” , (Bình Nguyên Quân Ngu Khanh liệt truyện ) Các ông xoàng lắm, thật là nhờ người ta mà nên việc vậy.

Trích: Sử Kí

* Họ “Công”