• Tổng số nét:16 nét
  • Bộ:Kiến 見 (+9 nét)
  • Pinyin: Qīn , Qìng , Xīn
  • Âm hán việt: Thân Thấn
  • Nét bút:丶一丶ノ一一丨ノ丶丨フ一一一ノフ
  • Lục thư:Hình thanh & hội ý
  • Hình thái:⿰亲見
  • Thương hiệt:YDBUU (卜木月山山)
  • Bảng mã:U+89AA
  • Tần suất sử dụng:Rất cao

Các biến thể (Dị thể) của 親

  • Giản thể

  • Cách viết khác

    𡩁 𡪔 𢈥 𢾉 𧠍 𧠸 𧡘 𧡿

Ý nghĩa của từ 親 theo âm hán việt

Đọc nhanh: (Thân, Thấn). Bộ Kiến (+9 nét). Tổng 16 nét but (ノフ). Ý nghĩa là: 1. cha mẹ, 2. ruột thịt, 4. cô dâu, 5. thơm, hôn, Đáng, giúp.. Từ ghép với : Anh em ruột, Bà con cô bác, Lấy vợ, lấy chồng, Bạn thân mật, Tự tay làm lấy. Chi tiết hơn...

Thân
Thấn

Từ điển phổ thông

  • 1. cha mẹ
  • 2. ruột thịt
  • 3. thân cận, gần gũi
  • 4. cô dâu
  • 5. thơm, hôn

Từ điển Thiều Chửu

  • Tới luôn, quen, như thân ái thân yêu. Vì thế nên được tiếp kiến người cũng gọi là thân. Như nhất thân phương trạch được gần hơi thơm, nói được tiếp kiến một lần lấy làm thích thú lắm.
  • Thân gần, họ gần gọi là họ thân, họ xa gọi là họ sơ.
  • Bàn bạc việc gì mà thiết đáng đến bản chỉ gọi là thân thiết hữu vị .
  • Người thân. Như cha mẹ gọi là song thân , cha mẹ anh em vợ chồng gọi là lục thân .
  • Tự mình. Như sự tất thân cung sự ấy tất tự mình phải làm.
  • Đáng, giúp.
  • Yêu.
  • Gần, thân gần.
  • Một âm là thấn. Chỗ dâu gia, ta quen gọi là thân gia .

Từ điển Trần Văn Chánh

* ① Cha mẹ hoặc anh chị em ruột, người thân

- Cha mẹ

- Anh em ruột

* ② Bà con, họ hàng

- Bà con cô bác

* ③ Hôn nhân

- Lấy vợ, lấy chồng

* ④ Thân mật, thân thiết, thân ái, thân gần

- Bạn thân mật

* ⑤ Tự, thân, chính

- Tự tay làm lấy.

* 親自thân tự [qinzì] Tự, chính mình, đích thân

- Đích thân chủ trì

- Tiêu Hà bệnh, nhà vua đích thân đến xem bệnh tình của Hà (Hán thư

* ⑥ Hôn

- Hôn con

* 親家thân gia [qìngjia] ① Thông gia, thân gia, sui gia

- Làm sui (gia)

* ② Sui

- Ông sui

- Bà sui, chị sui. Xem [qin].

Từ điển trích dẫn

Danh từ
* Cha mẹ

- Cũng chỉ riêng cha hoặc mẹ. “song thân” cha mẹ.

* Bà con, họ hàng, người cùng máu mủ hoặc do hôn nhân mà có quan hệ

- Họ gần gọi là “thân” , họ xa gọi là “sơ” . “cận thân” người thân gần

- “nhân thân” bà con bên ngoại

- “lục thân” cha mẹ anh em vợ chồng.

* Hôn nhân

- “kết thân” kết hôn

- “thành thân” thành hôn.

* Vợ mới cưới

- “thú thân” lấy vợ

- “nghênh thân” đón cô dâu.

* Họ “Thân”
Động từ
* Gần gũi, tiếp xúc

- “Phiếm ái chúng nhi thân nhân” (Học nhi ) Yêu khắp mọi người mà gần gũi người nhân đức.

Trích: “thân cận” gần gũi. Luận Ngữ

* Thương yêu

- “tương thân tương ái” thương yêu nhau.

* Kết giao
* Được tiếp kiến

- “nhất thân phương trạch” được gần hơi thơm, nói được tiếp kiến một lần lấy làm thích thú lắm.

* Hôn (dùng môi hôn)
Tính từ
* Của mình, của chính mình

- “thân nhãn mục đổ” mắt mình thấy (mắt mình thấy tai mình nghe).

* Máu mủ, ruột thịt

- “thân huynh đệ” anh em ruột.

* Thông gia

- Cũng đọc là “thấn”.

Trích: “thân gia” chỗ dâu gia, sui gia, “thân gia mẫu” bà sui, chị sui. § Ghi chú

* Đáng tin cậy, có quan hệ mật thiết

- “Vương vô thân thần hĩ” (Lương Huệ Vương hạ ) Nhà vua không có bề tôi thân tín vậy.

Trích: Mạnh Tử

Phó từ
* Tự mình, trực tiếp

- “thận tự động thủ” tự tay làm lấy

- “sự tất thân cung” sự ấy tất tự mình phải làm.

Từ điển Thiều Chửu

  • Tới luôn, quen, như thân ái thân yêu. Vì thế nên được tiếp kiến người cũng gọi là thân. Như nhất thân phương trạch được gần hơi thơm, nói được tiếp kiến một lần lấy làm thích thú lắm.
  • Thân gần, họ gần gọi là họ thân, họ xa gọi là họ sơ.
  • Bàn bạc việc gì mà thiết đáng đến bản chỉ gọi là thân thiết hữu vị .
  • Người thân. Như cha mẹ gọi là song thân , cha mẹ anh em vợ chồng gọi là lục thân .
  • Tự mình. Như sự tất thân cung sự ấy tất tự mình phải làm.
  • Đáng, giúp.
  • Yêu.
  • Gần, thân gần.
  • Một âm là thấn. Chỗ dâu gia, ta quen gọi là thân gia .

Từ điển trích dẫn

Danh từ
* Cha mẹ

- Cũng chỉ riêng cha hoặc mẹ. “song thân” cha mẹ.

* Bà con, họ hàng, người cùng máu mủ hoặc do hôn nhân mà có quan hệ

- Họ gần gọi là “thân” , họ xa gọi là “sơ” . “cận thân” người thân gần

- “nhân thân” bà con bên ngoại

- “lục thân” cha mẹ anh em vợ chồng.

* Hôn nhân

- “kết thân” kết hôn

- “thành thân” thành hôn.

* Vợ mới cưới

- “thú thân” lấy vợ

- “nghênh thân” đón cô dâu.

* Họ “Thân”
Động từ
* Gần gũi, tiếp xúc

- “Phiếm ái chúng nhi thân nhân” (Học nhi ) Yêu khắp mọi người mà gần gũi người nhân đức.

Trích: “thân cận” gần gũi. Luận Ngữ

* Thương yêu

- “tương thân tương ái” thương yêu nhau.

* Kết giao
* Được tiếp kiến

- “nhất thân phương trạch” được gần hơi thơm, nói được tiếp kiến một lần lấy làm thích thú lắm.

* Hôn (dùng môi hôn)
Tính từ
* Của mình, của chính mình

- “thân nhãn mục đổ” mắt mình thấy (mắt mình thấy tai mình nghe).

* Máu mủ, ruột thịt

- “thân huynh đệ” anh em ruột.

* Thông gia

- Cũng đọc là “thấn”.

Trích: “thân gia” chỗ dâu gia, sui gia, “thân gia mẫu” bà sui, chị sui. § Ghi chú

* Đáng tin cậy, có quan hệ mật thiết

- “Vương vô thân thần hĩ” (Lương Huệ Vương hạ ) Nhà vua không có bề tôi thân tín vậy.

Trích: Mạnh Tử

Phó từ
* Tự mình, trực tiếp

- “thận tự động thủ” tự tay làm lấy

- “sự tất thân cung” sự ấy tất tự mình phải làm.