• Tổng số nét:4 nét
  • Bộ:Mao 毛 (+0 nét)
  • Pinyin: Máo , Mào
  • Âm hán việt: Mao
  • Nét bút:ノ一一フ
  • Lục thư:Tượng hình
  • Thương hiệt:HQU (竹手山)
  • Bảng mã:U+6BDB
  • Tần suất sử dụng:Rất cao

Ý nghĩa của từ 毛 theo âm hán việt

Đọc nhanh: (Mao, Mô). Bộ Mao (+0 nét). Tổng 4 nét but (ノフ). Ý nghĩa là: sợi lông, Lông, Râu, tóc, Mốc, meo, Mượn chỉ loài thú. Từ ghép với : Lông dê, lông cừu, (Đầu đã) hai thứ tóc, Đất không có cây cỏ, đất khô cằn, Bánh mì hấp để lâu sẽ bị mốc, Nhóc con Chi tiết hơn...

Mao

Từ điển phổ thông

  • sợi lông

Từ điển Thiều Chửu

  • Lông, giống thú có lông kín cả mình nên gọi là mao trùng .
  • Râu tóc người ta cũng gọi là mao, như nhị mao người đã hai thứ tóc (tuổi tác).
  • Loài cây cỏ, như bất mao chi địa đất không có cây cỏ.
  • Tục gọi đồ gì làm thô kệch không được tinh tế gọi là mao. Phàm nói vật gì nhỏ mà nhiều cũng gọi là mao, như mao cử tế cố cử cả những phần nhỏ mọn.
  • Nhổ lông. Tục dùng thay chữ hào nói về hào li.
  • Một âm là mô. Không.

Từ điển Trần Văn Chánh

* ① Lông

- Lông vũ

- Lông dê, lông cừu

* ② (văn) Râu tóc

- (Đầu đã) hai thứ tóc

* ③ Cây cỏ

- Đất không có cây cỏ, đất khô cằn

* ④ Mốc

- Bánh mì hấp để lâu sẽ bị mốc

* ⑤ Thô, chưa gia công, gộp

- Sắt thô

- Lãi gộp

* ⑥ Nhỏ, bé

- Nhóc con

- Nêu cả những điều nhỏ nhặt

* ⑦ Tiền tệ sụt giá

- Tiền mất giá

* ⑧ Bừa, cẩu thả, ẩu

- Làm ẩu, làm cẩu thả

* ⑨ Sợ hãi, ghê rợn, khiếp

- Trong lòng thấy ghê rợn

- Lần này làm cho hắn sợ khiếp vía

Từ điển trích dẫn

Danh từ
* Lông

- “mao bút” bút lông

- “mao trùng” sâu róm.

* Râu, tóc

- “Thiếu tiểu li gia lão đại hồi, Hương âm vô cải tấn mao thôi” , (Hồi hương ngẫu thư ) Lúc nhỏ tuổi xa nhà, đến khi già cả trở về, Giọng nói quê nhà không đổi, tóc mai suy kém.

Trích: “nhị mao” người đã hai thứ tóc (tuổi tác). Hạ Chi Chương

* Mốc, meo

- “man đầu phóng cửu liễu, tựu yếu trưởng mao” , bánh bột để lâu, sắp bị lên mốc rồi.

* Mượn chỉ loài thú

- “Hạ miện quần mao độn” (Điêu ngạc tại thu thiên ) Dưới trông bầy thú chạy trốn.

Trích: Phạm Trọng Yêm

* Cây cỏ

- “bất mao chi địa” đất không có cây cỏ.

* Tục dùng thay chữ “hào” , nói về “hào li”
* Tên một binh khí thời xưa
* Hào (tiền)
* Họ “Mao”
Tính từ
* Thô, không tinh tế, chưa gia công

- “mao thiết” sắt thô

- “mao tháo” thô tháo, xù xì.

* Chưa thuần tịnh

- “mao trọng” trọng lượng kể cả bao bì

- “mao lợi” tổng lợi nhuận.

* Nhỏ bé, nhỏ nhặt

- “mao cử tế cố” đưa ra những cái nhỏ mọn

- “mao hài tử” nhóc con.

* Lờ mờ, mô hồ

- “Lí Khắc đài đầu vọng thiên, nhất loan mao nguyệt, kỉ khỏa sơ tinh” , , (Xuân triều cấp , Thập lục) Lí Khắc ngẩng đầu nhìn trời, một vành cung trăng lờ mờ, vài ngôi sao thưa thớt.

Trích: Khắc Phi

Động từ
* Nổi giận, phát cáu
* Sợ hãi, hoảng sợ

- “hách mao liễu” làm cho phát khiếp

- “mao cước kê” chân tay luống cuống, hành động hoảng hốt.

* Sụt giá, mất giá

- “hóa tệ mao liễu” tiền tệ sụt giá.

Phó từ
* Khoảng chừng, vào khoảng, đại ước

- “Mao toán toán dã hữu nhị thập vạn” (Đa giác quan hệ ) Tính ra ước độ hai mươi vạn.

Trích: Mao Thuẫn

Âm:

Từ điển Thiều Chửu

  • Lông, giống thú có lông kín cả mình nên gọi là mao trùng .
  • Râu tóc người ta cũng gọi là mao, như nhị mao người đã hai thứ tóc (tuổi tác).
  • Loài cây cỏ, như bất mao chi địa đất không có cây cỏ.
  • Tục gọi đồ gì làm thô kệch không được tinh tế gọi là mao. Phàm nói vật gì nhỏ mà nhiều cũng gọi là mao, như mao cử tế cố cử cả những phần nhỏ mọn.
  • Nhổ lông. Tục dùng thay chữ hào nói về hào li.
  • Một âm là mô. Không.