• Tổng số nét:12 nét
  • Bộ:Hô 虍 (+6 nét)
  • Pinyin:
  • Âm hán việt: Khư
  • Nét bút:丨一フノ一フ丨丨フ丨一一
  • Lục thư:Hình thanh & hội ý
  • Hình thái:⿸虍⿱丱㇐
  • Thương hiệt:YPTM (卜心廿一)
  • Bảng mã:U+865B
  • Tần suất sử dụng:Rất cao

Các biến thể (Dị thể) của 虛

  • Cách viết khác

    𠧝 𣦄 𧆳

  • Giản thể

Ý nghĩa của từ 虛 theo âm hán việt

Đọc nhanh: (Hư, Khư). Bộ Hô (+6 nét). Tổng 12 nét but (フノ). Ý nghĩa là: 2. trống rỗng, Hốc, lỗ hổng., Chỗ ở., Không thật, giả, hão, Trống, rỗng, vơi, thiếu. Từ ghép với : Vượt lên khoảng không, Tình hão, Nơm nớp, ngại ngùng, Chị ấy người rất yếu, “doanh hư” đầy vơi Chi tiết hơn...

Khư

Từ điển phổ thông

  • 1. không có thực
  • 2. trống rỗng

Từ điển Thiều Chửu

  • Trống rỗng, vơi, hư hão. Trái lại với chữ thật . Như hư tình tình hão, hư tự chữ không chỉ về nghĩa đích thực. Vì thế vật gì trong rỗng không cũng gọi là hư.
  • Ðể trống. Như hư tả dĩ đãi vẫn để trống bên trái để chờ (người hiền tài).
  • Vơi, thiếu. Như doanh hư đầy vơi, thừa thiếu. Người nào khí huyết hư gọi là hư tổn .
  • Khiêm hư, không có ý tự cho là đủ, còn cần phải học phải hỏi gọi là hư tâm hay khiêm hư . Trang Tử : Vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm chưa được nghe lời chỉ giáo, dám đâu chẳng trống lòng (để học thêm).
  • Trang sức hão. Như hư trương thanh thế phô trương thanh thế hão.
  • Không có thực dụng. Như hư văn văn sức hão huyền, không có thực dụng. Không có kết quả cũng gọi là hư. Như thử nguyện cánh hư điều nguyện ấy lại hão cả, thử hành bất hư chuyến đi này không phải là không có kết quả.
  • Nói về phần tinh thần không chỉ ra được. Như nét vẽ vô tình mà có thần là hư thần . Văn điểm một câu không vào đâu mà hay gọi là hư bút .
  • Khoảng trời không. Như lăng hư vượt lên trên không.
  • Phàm sự gì không có nơi thiết thực đều gọi là hư. Như bộ hư theo đuổi sự hão huyền, huyền hư huyền hoặc hư hão.
  • Sao hư, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
  • Hốc, lỗ hổng.
  • Một âm là khư. Cái gò lớn.
  • Chỗ ở.

Từ điển Trần Văn Chánh

* ① Trống trải, trống rỗng, hư không, khoảng không

- Vượt lên khoảng không

* ② Giả, dối trá, không có thật, hư hão

- Tình hão

* ③ (văn) Chừa trống, để trống (để đợi có người đến giúp)

- Vì vậy nên cỗ xe cầu hiền, thường chăm chắm chừa về phía tả (Bình Ngô đại cáo)

* ④ (văn) Vơi, thiếu

- Đầy vơi

* ⑤ Nhút nhát, rụt rè

- Nơm nớp, ngại ngùng

* ⑥ Yếu ớt

- Chị ấy người rất yếu

Từ điển trích dẫn

Tính từ
* Không thật, giả, hão

- “hư tình” tình hão, “hư danh” danh tiếng hão.

- “Nhữ đẳng đương tín Phật chi sở thuyết, ngôn bất hư vọng” , (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Chư vị hãy tin lời Phật nói không dối trá.

Trích: Pháp Hoa Kinh

* Trống, rỗng, vơi, thiếu

- “doanh hư” đầy vơi

- “không hư” rỗng không.

* Không kiêu ngạo, không tự mãn

- “Vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm” , Chưa được nghe lời chỉ giáo, dám đâu chẳng trống lòng (để học thêm).

Trích: “hư tâm” lòng không tự cho là đủ, “khiêm hư” khiêm tốn. Trang Tử

* Suy nhược, yếu đuối

- “thân thể hư nhược” thân thể suy nhược.

* Áy náy, hãi sợ, không yên lòng

- “đảm hư” tâm thần lo sợ không yên.

* Không thực dụng, không thiết thực

- “hư văn” văn sức hão huyền

- “bộ hư” theo đuổi sự hão huyền

- “huyền hư” huyền hoặc hư hão.

* Không có kết quả

- “thử nguyện cánh hư” điều nguyện ấy lại hão cả

- “thử hành bất hư” chuyến đi này không phải là không có kết quả.

* Nói về phần tinh thần không chỉ ra được

- nét vẽ vô tình mà có thần là “hư thần” . Văn điểm một câu không vào đâu mà hay gọi là “hư bút” .

Động từ
* Để trống

- “Công tử tòng xa kị, hư tả, tự nghênh Di Môn Hầu Sanh” , , (Ngụy Công Tử truyện ) Công tử lên xe, để trống chỗ ngồi bên trái, đích thân đi đón Hầu Sinh ở Di Môn.

Trích: “hư tả dĩ đãi” vẫn để trống bên trái để chờ (người hiền tài). Sử Kí

Phó từ
* Hão, rỗng, giả

- “hư trương thanh thế” cố ý làm bộ phô trương thanh thế, để dọa nạt kẻ khác.

* Dự trước, phòng sẵn

- “Phù thủy vị chí nhi hư vi chi phòng, thủy tuy bất chí, diệc vô sở hại” , (Khất bất giản thối quân trí Hoài Nam trát tử 退) Nước lụt chưa đến mà dự trước đặt đê phòng sẵn, thì dù lụt không xảy ra, cũng không hại gì.

Trích: Tư Mã Quang

Danh từ
* Khoảng trời không, thiên không

- “Hạo hạo hồ như bằng hư ngự phong, nhi bất tri kì sở chỉ” , (Tiền Xích Bích phú ) Nhẹ nhàng như cưỡi gió đi trên không mà không biết là đến đâu.

Trích: “lăng hư” vượt lên trên không. Tô Thức

* Chỗ thế yếu

- “sấn hư nhi nhập” nhắm vào chỗ thế yếu mà xâm nhập.

* Sao “Hư”, một ngôi sao trong nhị thập bát tú
* Hốc, lỗ hổng

- “Nhược tuần hư nhi xuất nhập” (Phiếm luận ) Như theo chỗ trống mà ra vào.

Trích: Hoài Nam Tử

* Phương hướng

- “Vi đạo dã lũ thiên, biến động bất cư, chu lưu lục hư” , , (Hệ từ hạ ) Đạo Dịch thường biến thiên, biến động không ngừng, xoay quanh sáu phương hướng.

Trích: Dịch Kinh

* Nơi chốn, chỗ ở, không gian

- “Tỉnh oa bất khả dĩ ngữ ư hải giả, câu ư khư dã” , (Thu thủy ) Ếch trong (đáy) giếng, không thể đem nói chuyện biển cả nói với nó được, vì (nó) bị giới hạn trong không gian (chật hẹp) vậy.

Trích: Trang Tử

Từ điển Thiều Chửu

  • Trống rỗng, vơi, hư hão. Trái lại với chữ thật . Như hư tình tình hão, hư tự chữ không chỉ về nghĩa đích thực. Vì thế vật gì trong rỗng không cũng gọi là hư.
  • Ðể trống. Như hư tả dĩ đãi vẫn để trống bên trái để chờ (người hiền tài).
  • Vơi, thiếu. Như doanh hư đầy vơi, thừa thiếu. Người nào khí huyết hư gọi là hư tổn .
  • Khiêm hư, không có ý tự cho là đủ, còn cần phải học phải hỏi gọi là hư tâm hay khiêm hư . Trang Tử : Vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm chưa được nghe lời chỉ giáo, dám đâu chẳng trống lòng (để học thêm).
  • Trang sức hão. Như hư trương thanh thế phô trương thanh thế hão.
  • Không có thực dụng. Như hư văn văn sức hão huyền, không có thực dụng. Không có kết quả cũng gọi là hư. Như thử nguyện cánh hư điều nguyện ấy lại hão cả, thử hành bất hư chuyến đi này không phải là không có kết quả.
  • Nói về phần tinh thần không chỉ ra được. Như nét vẽ vô tình mà có thần là hư thần . Văn điểm một câu không vào đâu mà hay gọi là hư bút .
  • Khoảng trời không. Như lăng hư vượt lên trên không.
  • Phàm sự gì không có nơi thiết thực đều gọi là hư. Như bộ hư theo đuổi sự hão huyền, huyền hư huyền hoặc hư hão.
  • Sao hư, một ngôi sao trong nhị thập bát tú.
  • Hốc, lỗ hổng.
  • Một âm là khư. Cái gò lớn.
  • Chỗ ở.

Từ điển trích dẫn

Tính từ
* Không thật, giả, hão

- “hư tình” tình hão, “hư danh” danh tiếng hão.

- “Nhữ đẳng đương tín Phật chi sở thuyết, ngôn bất hư vọng” , (Phương tiện phẩm đệ nhị 便) Chư vị hãy tin lời Phật nói không dối trá.

Trích: Pháp Hoa Kinh

* Trống, rỗng, vơi, thiếu

- “doanh hư” đầy vơi

- “không hư” rỗng không.

* Không kiêu ngạo, không tự mãn

- “Vô sở đắc văn chí giáo, cảm bất hư tâm” , Chưa được nghe lời chỉ giáo, dám đâu chẳng trống lòng (để học thêm).

Trích: “hư tâm” lòng không tự cho là đủ, “khiêm hư” khiêm tốn. Trang Tử

* Suy nhược, yếu đuối

- “thân thể hư nhược” thân thể suy nhược.

* Áy náy, hãi sợ, không yên lòng

- “đảm hư” tâm thần lo sợ không yên.

* Không thực dụng, không thiết thực

- “hư văn” văn sức hão huyền

- “bộ hư” theo đuổi sự hão huyền

- “huyền hư” huyền hoặc hư hão.

* Không có kết quả

- “thử nguyện cánh hư” điều nguyện ấy lại hão cả

- “thử hành bất hư” chuyến đi này không phải là không có kết quả.

* Nói về phần tinh thần không chỉ ra được

- nét vẽ vô tình mà có thần là “hư thần” . Văn điểm một câu không vào đâu mà hay gọi là “hư bút” .

Động từ
* Để trống

- “Công tử tòng xa kị, hư tả, tự nghênh Di Môn Hầu Sanh” , , (Ngụy Công Tử truyện ) Công tử lên xe, để trống chỗ ngồi bên trái, đích thân đi đón Hầu Sinh ở Di Môn.

Trích: “hư tả dĩ đãi” vẫn để trống bên trái để chờ (người hiền tài). Sử Kí

Phó từ
* Hão, rỗng, giả

- “hư trương thanh thế” cố ý làm bộ phô trương thanh thế, để dọa nạt kẻ khác.

* Dự trước, phòng sẵn

- “Phù thủy vị chí nhi hư vi chi phòng, thủy tuy bất chí, diệc vô sở hại” , (Khất bất giản thối quân trí Hoài Nam trát tử 退) Nước lụt chưa đến mà dự trước đặt đê phòng sẵn, thì dù lụt không xảy ra, cũng không hại gì.

Trích: Tư Mã Quang

Danh từ
* Khoảng trời không, thiên không

- “Hạo hạo hồ như bằng hư ngự phong, nhi bất tri kì sở chỉ” , (Tiền Xích Bích phú ) Nhẹ nhàng như cưỡi gió đi trên không mà không biết là đến đâu.

Trích: “lăng hư” vượt lên trên không. Tô Thức

* Chỗ thế yếu

- “sấn hư nhi nhập” nhắm vào chỗ thế yếu mà xâm nhập.

* Sao “Hư”, một ngôi sao trong nhị thập bát tú
* Hốc, lỗ hổng

- “Nhược tuần hư nhi xuất nhập” (Phiếm luận ) Như theo chỗ trống mà ra vào.

Trích: Hoài Nam Tử

* Phương hướng

- “Vi đạo dã lũ thiên, biến động bất cư, chu lưu lục hư” , , (Hệ từ hạ ) Đạo Dịch thường biến thiên, biến động không ngừng, xoay quanh sáu phương hướng.

Trích: Dịch Kinh

* Nơi chốn, chỗ ở, không gian

- “Tỉnh oa bất khả dĩ ngữ ư hải giả, câu ư khư dã” , (Thu thủy ) Ếch trong (đáy) giếng, không thể đem nói chuyện biển cả nói với nó được, vì (nó) bị giới hạn trong không gian (chật hẹp) vậy.

Trích: Trang Tử