• Tổng số nét:19 nét
  • Bộ:Mịch 糸 (+13 nét)
  • Pinyin: Jì , Xì
  • Âm hán việt: Hệ
  • Nét bút:一丨フ一一一丨フ丨ノフフ丶フフ丶丨ノ丶
  • Lục thư:Hình thanh
  • Hình thái:⿱𣪠糹
  • Thương hiệt:JEVIF (十水女戈火)
  • Bảng mã:U+7E6B
  • Tần suất sử dụng:Rất cao

Các biến thể (Dị thể) của 繫

  • Giản thể

  • Cách viết khác

    𣪠 𣫦

Ý nghĩa của từ 繫 theo âm hán việt

Đọc nhanh: (Hệ). Bộ Mịch (+13 nét). Tổng 19 nét but (ノフフフフ). Ý nghĩa là: buộc, bó, nối, Buộc, trói buộc, “Hệ niệm” nhớ nghĩ luôn, Liên lạc, sự gì có can thiệp cả hai bên gọi là “quan hệ” , để cho vật này thuộc với vật kia cũng gọi là “hệ”, Treo. Từ ghép với : Thắt dây giày, Thắt ca vát, Thắt một cái nút, Buộc cho chắc một chút, Bị bắt trói, bị bắt giam Chi tiết hơn...

Hệ

Từ điển phổ thông

  • buộc, bó, nối

Từ điển Thiều Chửu

  • Trói buộc, như bị hệ bị bắt giam.
  • Hệ niệm nhớ nghĩ luôn.
  • Liên lạc, sự gì có can thiệp cả hai bên gọi là quan hệ , để cho vật này thuộc với vật kia cũng gọi là hệ, như Kinh Dịch có hệ từ nghĩa là những lời giải ở dưới các quẻ trong kinh vậy.
  • Treo. Luận ngữ : Ngô khởi bào qua dã tai, yên năng hệ nhi bất thực? ta đâu phải là trái bầu khô người ta treo mà không ăn được ư? (ý nói có tài mà không được dùng).

Từ điển Trần Văn Chánh

* ① Thắt

- Thắt dây giày

- Thắt ca vát

- Thắt một cái nút

* ② Buộc, trói buộc, trói

- Buộc cho chắc một chút

- Bị bắt trói, bị bắt giam

* ③ (văn) Treo lên

- ? Ta há có phải là quả bầu đâu, sao treo đấy mà chẳng ăn? (Luận ngữ).

* Nối kết, liên lạc, liên hệ

- Quan hệ Trong thâm tâm tôi không thể nhập chung hai việc này làm một được Xem , [xì].

Từ điển trích dẫn

Động từ
* Buộc, trói buộc

- “Hoán tiểu lâu la giáo bả mã khứ hệ tại lục dương thụ thượng” (Đệ ngũ hồi) Gọi lâu la bảo đem ngựa buộc vào gốc cây dương xanh.

Trích: “bị hệ” bị bắt giam. Thủy hử truyện

* “Hệ niệm” nhớ nghĩ luôn

- “Thân tuy tại Trác tả hữu, tâm thật hệ niệm Điêu Thuyền” , (Đệ bát hồi) Thân tuy đứng hầu bên (Đổng) Trác, mà lòng thực chỉ tơ tưởng Điêu Thuyền.

Trích: Tam quốc diễn nghĩa

* Liên lạc, sự gì có can thiệp cả hai bên gọi là “quan hệ” , để cho vật này thuộc với vật kia cũng gọi là “hệ”

- Dịch Kinh có “Hệ từ” nghĩa là những lời giải ở dưới các quẻ trong kinh vậy.

* Treo

- “Ngô khởi bào qua dã tai, yên năng hệ nhi bất thực?” Ta đâu phải là trái bầu khô người ta treo mà không ăn được ư? (ý nói có tài mà không được dùng).

Trích: Luận Ngữ