• Tổng số nét:10 nét
  • Bộ:Thuỷ 水 (+7 nét)
  • Pinyin: Liú
  • Âm hán việt: Lưu
  • Nét bút:丶丶一丶一フ丶ノ丨フ
  • Lục thư:Hội ý
  • Hình thái:⿰⺡㐬
  • Thương hiệt:EYIU (水卜戈山)
  • Bảng mã:U+6D41
  • Tần suất sử dụng:Rất cao

Các biến thể (Dị thể) của 流

  • Cách viết khác

    𡵰 𣲖 𣳛 𣴑 𣹭 𣹳 𣻤

Ý nghĩa của từ 流 theo âm hán việt

Đọc nhanh: (Lưu). Bộ Thuỷ (+7 nét). Tổng 10 nét but (フ). Ý nghĩa là: 1. dòng nước, 2. trôi, chảy, Dòng nước (sông, thác, Luồng, dòng, Trường phái, môn phái. Từ ghép với : Chảy nước mắt, 滿 Mồ hôi nhễ nhại, Lưu động, Sao đổi ngôi, sao băng, Lưu danh Chi tiết hơn...

Lưu

Từ điển phổ thông

  • 1. dòng nước
  • 2. trôi, chảy

Từ điển Thiều Chửu

  • Nước chảy, nước chảy tự nhiên, cho nên cái gì nó tự nhiên đun đi cũng gọi là lưu hành .
  • Dòng nước, nước chảy chia ra các ngành gọi là lưu.
  • Dòng, riêng làm một dòng gọi là lưu. Như học thuật chia ra cửu lưu (chín dòng): (1) nhà Nho, (2) nhà Ðạo, (3) nhà Âm Dương, (4) nhà học về pháp, (5) nhà học về danh, (6) nhà Mặc, (7) nhà tung hoành, (8) nhà tạp học, (9) nhà nông.
  • Phân biệt từng loài cũng gọi là lưu, như thanh lưu dòng trong, trọc lưu dòng đục, thượng lưu dòng trên có học thức đức hạnh, hạ lưu dòng dưới ngu si. Quan phẩm cũng chia ra lưu nội dòng ở trong, lưu ngoại dòng ở ngoài. Chưa được phẩm cấp gì gọi là vị nhập lưu .
  • Chuyển động, cái gì tròn trặn chuyển vần được không có động tác gọi là lưu, như lưu động , lưu chuyển , lưu lợi , v.v. Trôi giạt, như phiêu lưu , lưu lạc , dân chạy loạn lạc đi nơi khác gọi là lưu dân , giặc cỏ tràn đi các nơi gọi là lưu khấu , ăn mày ở ngoài tới gọi là lưu cái , nhà trò ở ngoài tới gọi là lưu xướng , v.v. đều là noi nghĩa ấy cả.
  • Truyền dõi, như lưu truyền , lưu phương để tiếng thơm mãi, lưu độc để cái độc về sau mãi, v.v. Lời nói không có căn cứ vào đâu gọi là lưu ngôn .
  • Giạt, như lưu đãng vong phản trôi giạt quên trở lại, lưu liên hoang vong lưu liên lu bù, nói kẻ chơi bời phóng túng không còn nghĩ gì.
  • Trôi đi, bị thời thế xoay đi, như nước chảy dốc xuống, cho nên cái phong khí của một đời gọi là lưu phong hay lưu tục .
  • Xoay quanh không thôi, như chu lưu , luân lưu , v.v.
  • Vận trời làm cũng gọi là lưu, như lưu quang , lưu niên , v.v.
  • Tội đày, đày đi phương xa gọi là phóng lưu .
  • Ðất ngoài biên thùy, quan phải bổ lên vùng man rợ gọi là lưu quan . Do người thổ trước nối đời làm gọi là thổ tư , đổi phép bổ lưu quan thay thổ tư gọi là cải thổ quy lưu .
  • Ðời nhà Hán bạc nặng tám lạng gọi là lưu.
  • Phẩm giá người, hạng người.
  • Liếc ngang, mắt trông không ngay ngắn.

Từ điển Trần Văn Chánh

* ① Chảy

- Chảy nước mắt

- 滿 Mồ hôi nhễ nhại

* ② Di chuyển, chuyển động

- Lưu động

- Sao đổi ngôi, sao băng

* ③ Lưu truyền, đồn đại

- Lưu danh

- Đồn đại

* ④ Sa vào

- Sa vào hình thức

* ⑤ Đày, tội đày

- Đi đày

* ⑥ Dòng (nước)

- Dòng sông

- Dòng thác

* ⑦ Luồng (nước, không khí, điện)

- Luồng hơi, luồng không khí

- Dòng biển lạnh, luồng không khí lạnh

- Dòng điện, luồng điện

* ⑧ Dòng, phái, nhà

- Chín dòng phái (như Nho gia, Đạo gia, Âm dương gia...)

* ⑨ Trôi dạt

- Phiêu lưu

- Lưu lạc

- Dân lưu lạc

* ⑫ Hạng (người)

- Nhà văn bậc nhất.

Từ điển trích dẫn

Danh từ
* Dòng nước (sông, thác

- ..). “hà lưu” dòng sông

- “chi lưu” sông nhánh.

* Luồng, dòng

- “khí lưu” luồng hơi

- “noãn lưu” luồng ấm

- “điện lưu” dòng điện

- “xa lưu” dòng xe chạy.

* Trường phái, môn phái
* Phẩm loại, loài, bực

- “thanh lưu” dòng trong

- “trọc lưu” dòng đục

- “thượng lưu” dòng trên có học thức đức hạnh

- “hạ lưu” dòng dưới ngu si.

* Ngạch trật (quan chức)

- Chưa được phẩm cấp gì gọi là “vị nhập lưu” .

* Đời nhà Hán bạc nặng tám lạng gọi là “lưu”
Động từ
* Trôi, chảy

- “Cô phàm viễn ảnh bích không tận, Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu” , (Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) Bóng cánh buồm lẻ loi xa xa mất hút vào khoảng trời xanh, Chỉ thấy sông Trường Giang chảy đến chân trời.

Trích: “thủy lưu thấp” nước chảy chỗ ẩm ướt, “lệ lưu” nước mắt chảy, “hãn lưu mãn diện” 滿 mồ hôi chảy nhễ nhại trên mặt. Lí Bạch

* Di chuyển, chuyển động

- “lưu hành” đưa đi khắp

- “lưu động” xê dịch

- “lưu chuyển” từ chỗ này sang chỗ khác

- “lưu lợi” trôi chảy (văn chương).

* Truyền dõi

- “lưu truyền” truyền lại

- “lưu phương” để lại tiếng thơm

- “lưu độc” để cái độc về sau.

* Phóng túng, chơi bời vô độ

- “lưu đãng vong phản” trôi giạt quên trở lại

- “lưu liên hoang vong” lưu liên lu bù, chơi bời phóng túng.

* Đày đi xa, phóng trục

- “phóng lưu” đày đi phương xa.

* Liếc ngang (mắt không nhìn thẳng)

- “lưu mục” liếc mắt.

* Đưa ra đất ngoài biên thùy, đưa đến vùng man rợ

- “cải thổ quy lưu” đổi quan đến vùng xa hẻo lánh.

Tính từ
* Trôi giạt, qua lại không định

- “lưu vân” mây trôi giạt

- “lưu dân” dân sống lang bạc, nay đây mai đó.

* Không có căn cứ

- “lưu ngôn” lời đồn đại.

* Nhanh chóng

- “lưu niên” năm tháng qua mau

- “lưu quang” bóng thời gian vun vút.

* Lạc (không cố ý)

- “lưu thỉ” tên lạc

- “lưu đạn” đạn lạc.