• Tổng số nét:2 nét
  • Bộ:Nhập 入 (+0 nét)
  • Pinyin:
  • Âm hán việt: Nhập
  • Nét bút:ノ丶
  • Lục thư:Chỉ sự
  • Thương hiệt:OH (人竹)
  • Bảng mã:U+5165
  • Tần suất sử dụng:Rất cao

Ý nghĩa của từ 入 theo âm hán việt

Đọc nhanh: (Nhập). Bộ Nhập (+0 nét). Tổng 2 nét but (ノ). Ý nghĩa là: vào trong, Vào, Thu, được, Hợp, thích hợp, Tham gia, tham dự. Từ ghép với : Vào nước người hỏi lệ cấm, Đi vào nề nếp, Thu không đủ chi, thu chi mất thăng bằng, Hợp tình hợp lí, 調 Hợp điệu Chi tiết hơn...

Nhập

Từ điển phổ thông

  • vào trong

Từ điển Thiều Chửu

  • Vào, đối lại với chữ xuất ra.
  • Dùng vào, buộc vào, như nhập thủ , cố nhập buộc tội vào, sát nhập thu nộp vào. Ðem chỗ nọ nộp cho chỗ kia.
  • Ðược, khoảng tiền thu vào gọi là nhập khoản .
  • Hợp, như nhập điệu 調 hợp điệu, nhập cách hợp cách.
  • Tiếng nhập, âm chữ có bốn âm là bình thượng khứ nhập . Tiếng ngắn mà gặt là tiếng nhập.

Từ điển Trần Văn Chánh

* ① Vào, tham gia

- Vào nước người hỏi lệ cấm

- Vào hội

- Đi vào nề nếp

* ② Nộp vào, thu nhập

- Thu không đủ chi, thu chi mất thăng bằng

* ③ Hợp, thích ứng với

- Hợp tình hợp lí

- 調 Hợp điệu

- Hợp cách

* ④ Thanh nhập (một trong bốn âm thanh của tiếng phổ thông Trung Quốc phát ra nhanh và ngắn)

- Bình thượng khứ nhập.

Từ điển trích dẫn

Động từ
* Vào

- Đối lại với “xuất” ra. “nhập nội” vào bên trong

- “nhập cảnh” vào khu vực, vào nước (được phép, có hộ chiếu).

* Thu, được

- “nhập khoản” thu tiền.

* Hợp, thích hợp

- “nhập điệu” 調 hợp điệu

- “nhập cách” hợp thể thức

- “nhập thì” hợp thời

- “nhập tình nhập lí” hợp tình hợp lí.

* Tham gia, tham dự

- “nhập hội” tham gia vào hội

- “nhập học” đi học

- “nhập ngũ” vào quân đội.

* Đến, tới

- “nhập dạ” đến lúc đêm

- “nhập đông” đến mùa đông.

* Chìm, lặn

- “nhật xuất nhi tác, nhật nhập nhi tức” , mặt trời mọc thì làm, mặt trời lặn thì nghỉ.

* Thấm sâu, thấu

- “nhập vị” có thú vị, thấm mùi vị

- “nhập cốt” thấu xương, sâu xa cực độ

- “nhập mê” say mê.

* Dùng vào, buộc vào

- “nhập thủ” bắt tay làm việc

- “cố nhập” buộc tội vào

- “sát nhập” thu nộp vào, đem chỗ này nộp cho chỗ kia.

Danh từ
* Tiếng “nhập”

- Có bốn âm là “bình thượng khứ nhập” , tiếng ngắn mà gặt là tiếng “nhập”.