• Tổng số nét:10 nét
  • Bộ:Triệt 丿 (+9 nét)
  • Pinyin: Chéng , Shèng
  • Âm hán việt: Thặng Thừa
  • Nét bút:ノ一丨丨一一ノフノ丶
  • Lục thư:Hội ý
  • Thương hiệt:HDLP (竹木中心)
  • Bảng mã:U+4E58
  • Tần suất sử dụng:Rất cao

Các biến thể (Dị thể) của 乘

  • Cách viết khác

    𠅞 𠅟 𠓲 𠓸 𠓽 𠨇 𣔕

Ý nghĩa của từ 乘 theo âm hán việt

Đọc nhanh: (Thặng, Thừa). Bộ Triệt 丿 (+9 nét). Tổng 10 nét but (ノノフノ). Ý nghĩa là: 1. cỗ xe, Cưỡi, đóng, Lên, Đi, ngồi, đáp (xe cộ, tàu bè , Nhân, lợi dụng. Từ ghép với : Xe sáu, bảy trăm cỗ (Sử kí), Bắn bốn mũi tên rồi quay trở lại (Mạnh tử), Sách sử chép việc nước Tấn, Gia phả (sách chép việc trong gia tộc), “thừa mã” đóng xe vào ngựa. Chi tiết hơn...

Thặng
Thừa

Từ điển phổ thông

  • 1. cỗ xe
  • 2. sách ghi chép

Từ điển Thiều Chửu

  • Cưỡi, đóng, như đóng xe vào ngựa gọi là thừa mã nói rộng ra thì phàm cái gì nó ở dưới, nó chở mình, đều gọi là thừa, như thừa chu đi thuyền, thừa phù đi bè, v.v.
  • Nhân vì, như thừa hứng nhi lai nhân hứng mà lại.
  • Tính nhân, như nhân ba ba là chín gọi là thừa.
  • Bực, Phật học chia bực cao bực thấp, như tiểu thừa bực tu chỉ tự độ được mình, cũng như cỗ xe nhỏ chỉ chở được mình, đại thừa bực tu đã tự độ mình lại độ cho người, như cỗ xe lớn chở được nhiều người, v.v. Nhà Ðường bàn thơ, người nào ý tứ cao kì, gọi là thượng thừa cũng bắt chước nghĩa ấy.
  • Một âm là thặng. Cỗ xe, xe bốn ngựa kéo gọi là một thặng. Ðời xưa đánh nhau bằng xe, tính thuế ruộng ra lính, cho nên tính số thuế ruộng cũng gọi là thặng, như thiên thặng chi quốc nước có số nghìn cỗ xe, bách thặng chi gia nhà có trăm cỗ xe.
  • Bốn, như sách Mạnh tử nói phát thặng thỉ nhi hậu phản bắn bốn tên rồi sau trở lại.
  • Sách vở, những sách ghi chép mọi việc gọi là thặng, như Tấn chi thặng sách chép việc nước Tấn, gia phả cũng gọi là gia thặng , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

* ① Cỗ xe (quân sự) bốn ngựa thời cổ

- Nước có nghìn cỗ xe (ý nói binh mã rất nhiều)

- Xe sáu, bảy trăm cỗ (Sử kí)

* ② Bốn

- Bắn bốn mũi tên rồi quay trở lại (Mạnh tử)

* ③ Sử sách

- Sách sử

- Sách sử chép việc nước Tấn

- Gia phả (sách chép việc trong gia tộc)

* ④ Đơn vị hộ khẩu ruộng đất thời xưa (9 phu là một tỉnh, 64 tỉnh là một thặng)

- Vua nước Yên nhân đấy lấy (bổng lộc của) ba thặng phụng dưỡng ông ấy (Hàn Phi tử

Từ điển trích dẫn

Động từ
* Cưỡi, đóng

- “thừa mã” đóng xe vào ngựa.

* Lên

- “Lệnh giáp tốt giai phục, sử lão nhược nữ tử thừa thành” , 使 (Điền Đan truyện ) Sai quân sĩ mang áo giáp đều nấp kín, để những người già yếu, đàn bà con gái lên thành.

Trích: Sử Kí

* Đi, ngồi, đáp (xe cộ, tàu bè

- ..) Như “thừa chu” đi thuyền

- “thừa phù” đi bè.

* Nhân, lợi dụng

- “thừa phong phá lãng” lợi dụng gió rẽ sóng

- “thừa thắng truy kích” thừa thắng đuổi đánh.

* Tiến công, truy kích, đuổi theo

- “Sở binh bất lợi, Hoài Âm Hầu phục thừa chi, đại bại Cai Hạ” , , (Cao Tổ bản kỉ ) Quân Sở không thắng nổi, Hoài Âm Hầu tiến lên, đánh quân Sở đại bại ở Cai Hạ.

Trích: Sử Kí

Danh từ
* Tính nhân

- “thừa pháp” phép tính nhân.

* Bực

- “tiểu thừa” bực tu chỉ tự độ được mình, như cỗ xe nhỏ chỉ chở được mình

- “đại thừa” bực tu đã tự độ mình lại độ cho người, như cỗ xe lớn chở được nhiều người. Nhà Đường bàn thơ, người nào ý tứ cao kì, gọi là “thượng thừa” cũng bắt chước nghĩa ấy.

* Đời xưa đánh nhau bằng xe, tính thuế ruộng ra lính, cho nên tính số thuế ruộng cũng gọi là “thặng”
* Bốn

- “Phát thặng thỉ nhi hậu phản” (Li Lâu thượng ) Bắn bốn tên rồi sau trở lại.

Trích: Mạnh Tử

* Sách vở, những sách ghi chép mọi việc

- “Tấn chi thặng” sách chép việc nước Tấn

- “gia thặng” gia phả.

Giới từ
* Nhân lúc

- “thừa hứng nhi lai” nhân hứng mà lại.

Từ điển phổ thông

  • 1. cưỡi
  • 2. nhân (phép toán)

Từ điển Thiều Chửu

  • Cưỡi, đóng, như đóng xe vào ngựa gọi là thừa mã nói rộng ra thì phàm cái gì nó ở dưới, nó chở mình, đều gọi là thừa, như thừa chu đi thuyền, thừa phù đi bè, v.v.
  • Nhân vì, như thừa hứng nhi lai nhân hứng mà lại.
  • Tính nhân, như nhân ba ba là chín gọi là thừa.
  • Bực, Phật học chia bực cao bực thấp, như tiểu thừa bực tu chỉ tự độ được mình, cũng như cỗ xe nhỏ chỉ chở được mình, đại thừa bực tu đã tự độ mình lại độ cho người, như cỗ xe lớn chở được nhiều người, v.v. Nhà Ðường bàn thơ, người nào ý tứ cao kì, gọi là thượng thừa cũng bắt chước nghĩa ấy.
  • Một âm là thặng. Cỗ xe, xe bốn ngựa kéo gọi là một thặng. Ðời xưa đánh nhau bằng xe, tính thuế ruộng ra lính, cho nên tính số thuế ruộng cũng gọi là thặng, như thiên thặng chi quốc nước có số nghìn cỗ xe, bách thặng chi gia nhà có trăm cỗ xe.
  • Bốn, như sách Mạnh tử nói phát thặng thỉ nhi hậu phản bắn bốn tên rồi sau trở lại.
  • Sách vở, những sách ghi chép mọi việc gọi là thặng, như Tấn chi thặng sách chép việc nước Tấn, gia phả cũng gọi là gia thặng , v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

* ① Đi, đáp, ngồi, cưỡi (ngựa...)

- Đi tàu biển

- Đáp máy bay

- Ngồi ô tô

- Ngựa tốt khó cưỡi, nhưng có thể gánh nặng đi xa được (Mặc tử)

* ② Lên

- Cùng lên đài cao (Liệt tử)

- Mau lên lợp lại mái nhà (Thi Kinh)

* ③ Ức hiếp

- Người Chu ức hiếp dân (Thượng thư)

- Ba nước ắt phải nổi lên mà ức hiếp nước ta (Tuân tử)

* ④ Đuổi theo

- Quan quân mừng rỡ, hô to rượt đuổi theo họ (Hán thư

* ⑤ Đánh thắng

- Quân của thiên hạ đã đánh thắng họ (Lã thị Xuân thu)

* ⑥ Giữ, phòng thủ

- Sai quân lính trong cửa ải ra phòng thủ vùng biên giới (Sử kí)

* ⑦ Tính toán

- Tính toán (tình trạng) thu chi tiền bạc của cải của họ (Chu lễ)

- Kẻ làm thần dân, tính toán việc làm có công thì thưởng (Hàn Phi tử

* ⑧ Nhân lúc, thừa lúc

- Nhân lúc rỗi rãi

- Các tướng sĩ thừa thắng, tiến công vào thành của ông ta (Tam quốc chí)

- Có thể nhân lúc quân địch sơ hở không phòng bị, đánh thẳng vào thành (Tư trị thông giám)

* ⑨ Bực (trong giáo lí nhà Phật)

- Tiểu thừa (bực tu chỉ tự độ cho mình)

- Đại thừa (bực tu vừa tự độ cho mình, vừa độ cho người)

* ⑩ (toán) Nhân

- 5 nhân với 2 là 10

- Đầu nhân đuôi chia (Tam quốc chí)

Từ điển trích dẫn

Động từ
* Cưỡi, đóng

- “thừa mã” đóng xe vào ngựa.

* Lên

- “Lệnh giáp tốt giai phục, sử lão nhược nữ tử thừa thành” , 使 (Điền Đan truyện ) Sai quân sĩ mang áo giáp đều nấp kín, để những người già yếu, đàn bà con gái lên thành.

Trích: Sử Kí

* Đi, ngồi, đáp (xe cộ, tàu bè

- ..) Như “thừa chu” đi thuyền

- “thừa phù” đi bè.

* Nhân, lợi dụng

- “thừa phong phá lãng” lợi dụng gió rẽ sóng

- “thừa thắng truy kích” thừa thắng đuổi đánh.

* Tiến công, truy kích, đuổi theo

- “Sở binh bất lợi, Hoài Âm Hầu phục thừa chi, đại bại Cai Hạ” , , (Cao Tổ bản kỉ ) Quân Sở không thắng nổi, Hoài Âm Hầu tiến lên, đánh quân Sở đại bại ở Cai Hạ.

Trích: Sử Kí

Danh từ
* Tính nhân

- “thừa pháp” phép tính nhân.

* Bực

- “tiểu thừa” bực tu chỉ tự độ được mình, như cỗ xe nhỏ chỉ chở được mình

- “đại thừa” bực tu đã tự độ mình lại độ cho người, như cỗ xe lớn chở được nhiều người. Nhà Đường bàn thơ, người nào ý tứ cao kì, gọi là “thượng thừa” cũng bắt chước nghĩa ấy.

* Đời xưa đánh nhau bằng xe, tính thuế ruộng ra lính, cho nên tính số thuế ruộng cũng gọi là “thặng”
* Bốn

- “Phát thặng thỉ nhi hậu phản” (Li Lâu thượng ) Bắn bốn tên rồi sau trở lại.

Trích: Mạnh Tử

* Sách vở, những sách ghi chép mọi việc

- “Tấn chi thặng” sách chép việc nước Tấn

- “gia thặng” gia phả.

Giới từ
* Nhân lúc

- “thừa hứng nhi lai” nhân hứng mà lại.