• Tổng số nét:15 nét
  • Bộ:Mịch 糸 (+9 nét)
  • Pinyin: Yuán , Yuàn
  • Âm hán việt: Duyên Duyến
  • Nét bút:フフ丶丶丶丶フフ一ノフノノノ丶
  • Lục thư:Hình thanh
  • Hình thái:⿰糹彖
  • Thương hiệt:VFVNO (女火女弓人)
  • Bảng mã:U+7DE3
  • Tần suất sử dụng:Rất cao

Các biến thể (Dị thể) của 緣

  • Thông nghĩa

  • Giản thể

Ý nghĩa của từ 緣 theo âm hán việt

Đọc nhanh: (Duyên, Duyến). Bộ Mịch (+9 nét). Tổng 15 nét but (フフフフノフノノノ). Ý nghĩa là: 1. duyên, 2. noi theo, Ðường viền áo., Đường viền áo quần, Rìa, cạnh. Từ ghép với : Duyên cớ, lí do, Không duyên cớ, Nhân duyên, Có duyên phận, Men theo con suối mà đi Chi tiết hơn...

Duyên
Duyến

Từ điển phổ thông

  • 1. duyên
  • 2. noi theo

Từ điển Thiều Chửu

  • Ðường viền áo.
  • Một âm là duyên. Nhân, cái nhân kết thành cái gì gọi là duyên, như duyên cố duyên cớ. Nhà Phật cho vì nhân mà được quả là duyên, như nhân duyên, duyên phận , v.v.
  • Leo, như duyên mộc cầu ngư leo cây tìm cá.
  • Di duyên nương cậy, liên lạc. Cầu thân với nhà quyền quý cũng gọi là di duyên.

Từ điển Trần Văn Chánh

* ① Duyên cớ, nguyên do

- Duyên cớ, lí do

- Không duyên cớ

* ② Duyên phận, nhân duyên

- Nhân duyên

- Có duyên phận

* ③ Men theo

- Men theo con suối mà đi

* ④ (văn) Leo

- Leo cây tìm cá

* ⑥ Rìa, cạnh

- Bên rìa

* ⑧ (văn) Nhờ

- Nhờ tai mà có thể biết được tiếng (Tuân tử)

* ⑨ (văn) Do, vì

- Lối hoa chẳng từng quét vì có khách (Đỗ Phủ

* 緣底duyên để [yuándê] (văn) Vì sao, tại sao (để hỏi về nguyên do)

- ? Vì sao gọi là hang Ngu? (Vương Hữu Thừa tập

* 緣底事

- duyên để sự [yuándê shì] (văn) Như

* 緣何duyên hà [yuánhé] (văn) Vì sao, tại sao

- ? Mới ngày gần đây còn xưng là tướng nhà Hán, vì sao hôm nay tự đến đầu hàng? (Đôn Hoàng biến văn tập

* 緣何事

- duyên hà sự [yuánhéshì] (văn) Như .

Từ điển trích dẫn

Danh từ
* Đường viền áo quần

- “Thường y đại luyện, quần bất gia duyên” , (Minh Đức Mã hoàng hậu kỉ ) Áo thường lụa thô, quần không thêm viền.

Trích: Hậu Hán Thư

* Rìa, cạnh

- “Bình duyên điệp lưu phấn” (Tặng Tử Trực ) Bên cạnh bình phong, bướm để phấn lại.

Trích: Lí Thương Ẩn

* Cơ hội

- “Cầu sự vi tiểu lại, vị hữu nhân duyên dã” , (Điền Thúc truyện ) Mong làm được chức lại nhỏ, (nhưng) chưa có cơ hội vậy.

Trích: Sử Kí

* Nhà Phật cho rằng vì “nhân” mà được “quả” là “duyên”

- “Đãn dĩ nhân duyên hữu” (An lạc hạnh phẩm đệ thập tứ ) Chỉ do nhân duyên mà có.

Trích: Pháp Hoa Kinh

* Lí do, nguyên cớ

- “Giáo đầu duyên hà bị điếu tại giá lí?” ? (Đệ thập nhất hồi) Cớ sao giáo đầu lại bị trói (treo ngược) ở đây?

Trích: “duyên cố” duyên cớ, “vô duyên vô cố” không có nguyên do. Thủy hử truyện

Động từ
* Leo

- “duyên mộc cầu ngư” leo cây tìm cá.

* Quấn quanh

- “Lục la duyên ngọc thụ” (Khổ tư hành ) Lục la quấn quanh cây ngọc.

Trích: Tào Thực

* Men theo

- “Duyên khê hành, vong lộ chi viễn cận” , (Đào hoa nguyên kí ) Men theo dòng khe mà đi, quên mất đường xa gần.

Trích: Đào Uyên Minh

* Nhờ

- “Trưng tri, tắc duyên nhĩ nhi tri thanh khả dã, duyên mục nhi tri hình khả dã” , , (Chánh danh ) Muốn biết, nhờ tai mà biết tiếng được vậy, nhờ mắt mà biết hình được vậy.

Trích: “di duyên” nương cậy, cầu thân với nhà quyền quý. Tuân Tử

Giới từ
* Do, vì

- “Hoa kính bất tằng duyên khách tảo, Bồng môn kim thủy vị quân khai” , (Khách chí ) Đường hoa, chưa từng vì khách quét, Cửa cỏ bồng, nay mới mở cho bạn (vào).

Trích: Đỗ Phủ

Âm:

Duyến

Từ điển Thiều Chửu

  • Ðường viền áo.
  • Một âm là duyên. Nhân, cái nhân kết thành cái gì gọi là duyên, như duyên cố duyên cớ. Nhà Phật cho vì nhân mà được quả là duyên, như nhân duyên, duyên phận , v.v.
  • Leo, như duyên mộc cầu ngư leo cây tìm cá.
  • Di duyên nương cậy, liên lạc. Cầu thân với nhà quyền quý cũng gọi là di duyên.