- Tổng số nét:16 nét
- Bộ:Phụ 阜 (+14 nét)
- Pinyin:
Yǐn
, Yìn
- Âm hán việt:
Ấn
Ẩn
- Nét bút:フ丨ノ丶丶ノ一丨一フ一一丶フ丶丶
- Lục thư:Hình thanh & hội ý
- Hình thái:⿰⻖㥯
- Thương hiệt:NLBMP (弓中月一心)
- Bảng mã:U+96B1
- Tần suất sử dụng:Rất cao
Các biến thể (Dị thể) của 隱
-
Thông nghĩa
乚
-
Giản thể
隐
-
Cách viết khác
隠
𠂣
𠃊
𤔌
𨼆
𨽌
Ý nghĩa của từ 隱 theo âm hán việt
Đọc nhanh: 隱 (ấn, ẩn). Bộ Phụ 阜 (+14 nét). Tổng 16 nét but (フ丨ノ丶丶ノ一丨一フ一一丶フ丶丶). Ý nghĩa là: Lời nói đố., Tường thấp., Ẩn nấp, không hiện rõ ra, Ở ẩn, lánh đời, Ẩn nấp, dùng cái gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được. Từ ghép với 隱 : “ẩn ư bình hậu” 隱於屏後 nấp ở sau bình phong., “ẩn ẩn” 隱隱 lờ mờ, “ẩn nhiên” 隱然 hơi ro rõ vậy, “ẩn ước” 隱約 lập lờ., 隱瞞 Giấu giếm, che đậy Chi tiết hơn...
Từ điển Thiều Chửu
- Ẩn nấp, không hiện rõ ra. Như cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là ẩn hoạn 隱患, mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là ẩn tình 隱情, v.v.
- Ẩn trốn. Học trò không cần ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là ẩn luân 隱淪 hay ẩn dật 隱逸.
- Ẩn nấp. Dùng cái đồ gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được gọi là ẩn. Như ẩn ư bình hậu 隱於屏後 nấp ở sau bình phong.
- Giấu. Sự gì biết rõ mà giấu kín không nói cho ai biết gọi là ẩn. Như tử vị phụ ẩn 子爲父隱 con giấu cho cha.
- Giấu giếm, biết mà không nói, nói không hết ý gọi là ẩn. Như sách Luận ngữ 論語 nói Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ 二三子以我爲隱乎,吾無隱乎爾 (Thuật nhi 述而) hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
- Khốn khổ. Những điều dân lấy làm lo làm khổ gọi là dân ẩn 民隱.
- Xót, nghĩ. Như Mạnh tử 孟子 nói Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa 王若隱其無罪而就死地 nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
- Sự gì chưa rõ ràng mà đã hơi có ý lộ ra gọi là ẩn. Như ẩn ẩn 隱隱 lờ mờ, ẩn nhiên 隱然 hơi ro rõ vậy, ẩn ước 隱約 lấp ló, v.v.
- Lời nói đố.
- Tường thấp.
- Một âm là ấn. Tựa. Như ấn kỉ nhi ngoạ 隱几而臥 tựa ghế mà nằm, ấn nang 隱囊 tựa gối. Tục viết là 隠.
Từ điển trích dẫn
Động từ
* Ẩn nấp, không hiện rõ ra
- cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là “ẩn hoạn” 隱患, mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là “ẩn tình” 隱情.
* Ở ẩn, lánh đời
- không ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là “ẩn luân” 隱淪 hay “ẩn dật” 隱逸.
* Ẩn nấp, dùng cái gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được
- “ẩn ư bình hậu” 隱於屏後 nấp ở sau bình phong.
* Giấu, giấu kín không nói ra
- “Khởi phục loan đầu long mạch hảo, Tất hữu cao nhân ẩn tính danh” 起伏巒頭龍脈好, 必有高人隱姓名 (Đệ nhất hồi) (Chỗ) thế núi lên cao xuống thấp, long mạch đẹp, Tất có cao nhân giấu tên họ.
Trích: “tử vị phụ ẩn” 子爲父隱 con giấu cho cha. Tây du kí 西遊記
* Biết mà không nói, nói không hết ý
- “Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ” 二三子以我爲隱乎, 吾無隱乎爾 (Thuật nhi 述而) Hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
Trích: Luận Ngữ 論語
* Thương xót, lân mẫn
- “Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa” 王若隱其無罪而就死地 (Lương Huệ Vương thượng 梁惠王上) Nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
Trích: Mạnh tử 孟子
Tính từ
* Mơ hồ, lờ mờ, chưa rõ ràng
- “ẩn nhiên” 隱然 hơi ro rõ vậy
Danh từ
* Sự khốn khổ, nỗi thống khổ
- “Cần tuất dân ẩn” 勤恤民隱 (Chu ngữ thượng 周語上) Thương xót nỗi thống khổ của dân.
Trích: Quốc ngữ 國語
Từ điển phổ thông
- 1. ẩn, kín, giấu
- 2. nấp, trốn
Từ điển Thiều Chửu
- Ẩn nấp, không hiện rõ ra. Như cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là ẩn hoạn 隱患, mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là ẩn tình 隱情, v.v.
- Ẩn trốn. Học trò không cần ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là ẩn luân 隱淪 hay ẩn dật 隱逸.
- Ẩn nấp. Dùng cái đồ gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được gọi là ẩn. Như ẩn ư bình hậu 隱於屏後 nấp ở sau bình phong.
- Giấu. Sự gì biết rõ mà giấu kín không nói cho ai biết gọi là ẩn. Như tử vị phụ ẩn 子爲父隱 con giấu cho cha.
- Giấu giếm, biết mà không nói, nói không hết ý gọi là ẩn. Như sách Luận ngữ 論語 nói Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ 二三子以我爲隱乎,吾無隱乎爾 (Thuật nhi 述而) hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
- Khốn khổ. Những điều dân lấy làm lo làm khổ gọi là dân ẩn 民隱.
- Xót, nghĩ. Như Mạnh tử 孟子 nói Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa 王若隱其無罪而就死地 nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
- Sự gì chưa rõ ràng mà đã hơi có ý lộ ra gọi là ẩn. Như ẩn ẩn 隱隱 lờ mờ, ẩn nhiên 隱然 hơi ro rõ vậy, ẩn ước 隱約 lấp ló, v.v.
- Lời nói đố.
- Tường thấp.
- Một âm là ấn. Tựa. Như ấn kỉ nhi ngoạ 隱几而臥 tựa ghế mà nằm, ấn nang 隱囊 tựa gối. Tục viết là 隠.
Từ điển Trần Văn Chánh
* ① Giấu, ẩn giấu, ẩn nấp, ẩn trốn, kín đáo, ngấm ngầm
- 隱瞞 Giấu giếm, che đậy
- 隱患 Tai hoạ ngầm
- 隱逸 Ẩn dật, lánh đời
- 隱於屏後 Nấp sau tấm bình phong
- 子爲父隱 Con giấu cho cha
- 二三子以我爲隱乎? Hai ba anh cho ta là có giấu giếm gì chăng? (Luận ngữ)
* ② (văn) Đau lòng, thương xót, trắc ẩn
- 王若隱其無罪而就死地 Nhà vua nếu xót thương cho con vật không có tội mà phải đi tới chỗ chết (Mạnh tử)
* ③ (văn) Không rõ ràng, mơ hồ, lờ mờ
* ⑤ (văn) Thiếu thốn, nghèo túng, khốn khổ
- 民隱 Nỗi khốn khổ của dân
* ⑨ (văn) Tựa, dựa
- 隱几而臥 Tựa ghế mà nằm
- 隱囊 Tựa gối
Từ điển trích dẫn
Động từ
* Ẩn nấp, không hiện rõ ra
- cơ vạ loạn còn ẩn nấp chưa phát ra gọi là “ẩn hoạn” 隱患, mối tình không thể bộc bạch cho ai nấy đều biết được gọi là “ẩn tình” 隱情.
* Ở ẩn, lánh đời
- không ra làm quan mà lánh đời ở ẩn một chỗ gọi là “ẩn luân” 隱淪 hay “ẩn dật” 隱逸.
* Ẩn nấp, dùng cái gì che kín mình khiến cho người không trông thấy được
- “ẩn ư bình hậu” 隱於屏後 nấp ở sau bình phong.
* Giấu, giấu kín không nói ra
- “Khởi phục loan đầu long mạch hảo, Tất hữu cao nhân ẩn tính danh” 起伏巒頭龍脈好, 必有高人隱姓名 (Đệ nhất hồi) (Chỗ) thế núi lên cao xuống thấp, long mạch đẹp, Tất có cao nhân giấu tên họ.
Trích: “tử vị phụ ẩn” 子爲父隱 con giấu cho cha. Tây du kí 西遊記
* Biết mà không nói, nói không hết ý
- “Nhị tam tử dĩ ngã vi ẩn hồ, ngô vô ẩn hồ nhĩ” 二三子以我爲隱乎, 吾無隱乎爾 (Thuật nhi 述而) Hai ba anh cho ta là giấu giếm gì chăng, ta không có giấu giếm gì cả.
Trích: Luận Ngữ 論語
* Thương xót, lân mẫn
- “Vương nhược ẩn kì vô tội nhi tựu tử địa” 王若隱其無罪而就死地 (Lương Huệ Vương thượng 梁惠王上) Nhà vua nếu xót nghĩ đến kẻ không có tội mà tới chỗ chết.
Trích: Mạnh tử 孟子
Tính từ
* Mơ hồ, lờ mờ, chưa rõ ràng
- “ẩn nhiên” 隱然 hơi ro rõ vậy
Danh từ
* Sự khốn khổ, nỗi thống khổ
- “Cần tuất dân ẩn” 勤恤民隱 (Chu ngữ thượng 周語上) Thương xót nỗi thống khổ của dân.
Trích: Quốc ngữ 國語