• Tổng số nét:8 nét
  • Bộ:Vi 囗 (+5 nét)
  • Pinyin:
  • Âm hán việt: Cố
  • Nét bút:丨フ一丨丨フ一一
  • Lục thư:Hình thanh
  • Hình thái:⿴囗古
  • Thương hiệt:WJR (田十口)
  • Bảng mã:U+56FA
  • Tần suất sử dụng:Rất cao

Các biến thể (Dị thể) của 固

  • Cách viết khác

Ý nghĩa của từ 固 theo âm hán việt

Đọc nhanh: (Cố). Bộ Vi (+5 nét). Tổng 8 nét but (). Ý nghĩa là: 1. vững chắc, 2. vốn có, Bền chắc., Bỉ lậu., Yên định.. Từ ghép với : Nền tảng đã vững chắc, Củng cố nước nhà, Chất đặc, thể rắn, Ngưng kết, đọng lại, Kiên quyết giữ vững trận địa Chi tiết hơn...

Cố

Từ điển phổ thông

  • 1. vững chắc
  • 2. vốn có

Từ điển Thiều Chửu

  • Bền chắc.
  • Cố chấp, không biến thông, cái gì cũng chấp nhất gọi là cố.
  • Cố, như cố thỉnh cố xin, cố từ cố từ, v.v.
  • Cố nhiên, lời giúp tiếng, như cố dã cố nhiên thế vậy.
  • Bỉ lậu.
  • Yên định.

Từ điển Trần Văn Chánh

* ① Chắc, vững, làm cho chắc, làm cho vững, củng cố

- Nền tảng đã vững chắc

- Củng cố nước nhà

- Thần nghe nói kẻ muốn cho cây được lớn lên thì ắt phải làm cho sâu rễ bền gốc (Nguỵ Trưng

* ② Kết, đặc, đọng

- Chất đặc, thể rắn

- Ngưng kết, đọng lại

* ③ Cố sức, một mực, kiên quyết, quyết, khư khư, khăng khăng, ngoan cố, cố chấp, ngang ngạnh

- Kiên quyết giữ vững trận địa

- Ngoan cố, lì lợm

- Đứa con trai trưởng của Chu Công quyết xin đi (Sử kí)

- Sự cố chấp của tấm lòng nhà ngươi (Liệt tử)

* ④ Trước, vốn

- Trước vẫn có, vốn đã có

- ? Rắn vốn không có chân, ông làm sao làm chân cho nó được (Chiến quốc sách)

* ⑤ (văn) Cố nhiên, tất nhiên, dĩ nhiên

- Tất nhiên ta có thể đi xe, nhưng cũng có thể đi tàu

- Cố nhiên vậy

- Ông cố nhiên là người nhân, nhưng cũng quá là ngu (Mã Trung Tích

* ⑧ (văn) Tất, ắt phải

- ? Ông có thể ắt phải dâng nộp công ư? (Công Dương truyện

* ⑨ (văn) Há, sao lại (dùng như 豈, bộ 豆, biểu thị sự phản vấn)

- ? Người nhân sao lại như thế được? (há như thế ư?) (Mạnh tử

Từ điển trích dẫn

Tính từ
* Bền chắc, vững vàng

- “Thạch trụ kí thâm căn dũ cố” (Mạnh Tử từ cổ liễu ) Trụ đá càng sâu gốc càng bền.

Trích: Nguyễn Du

* Hủ lậu, không biến thông, chấp nhất

- “Cố tai, Cao tẩu chi vi thi dã” , (Cáo tử hạ ) Lão họ Cao giảng thơ văn chấp nhất lắm thay!

Trích: “ngoan cố” ương ngạnh, ngu ương. Mạnh Tử

Động từ
* Làm cho vững chắc

- “củng cố quốc phòng” làm cho bền vững việc phòng bị đất nước.

Phó từ
* Một mực, kiên quyết, quyết

- “Chu Công trường nam cố thỉnh dục hành” ( (Việt Vương Câu Tiễn thế gia ) Đứa con trai trưởng của Chu Công quyết xin đi.

Trích: “cố thỉnh” cố xin, “cố từ” hết sức từ chối. Sử Kí

* Vốn có, xưa nay vẫn thế

- “Xà cố vô túc, tử an năng vi chi túc” , (Tề sách nhị ) Rắn vốn không có chân, sao anh lại vẽ chân cho nó?

Trích: “cố hữu” sẵn có. Chiến quốc sách

* Há, lẽ nào, chẳng lẽ

- “Nhân cố hữu hảo mĩ như Trần Bình nhi trường bần tiện giả hồ?” (Trần Thừa tướng thế gia ) Há có người tuấn tú như Trần Bình mà nghèo khổ mãi bao giờ?

Trích: Sử Kí

* Hãy, thì hãy

- “Tương dục hấp chi, tất cố trương chi. Tương dục nhược chi, tất cố cường chi” , . , (Chương 36) Sắp muốn đóng lại, ắt nên mở ra. Sắp muốn làm cho yếu đi, tất hãy làm cho mạnh lên.

Trích: Đạo Đức Kinh

Trợ từ
* Đương nhiên, tất nhiên

- “cố dã” cố nhiên thế vậy.

Danh từ
* Họ “Cố”