• Tổng số nét:10 nét
  • Bộ:Mộc 木 (+6 nét)
  • Pinyin: Gēn
  • Âm hán việt: Căn
  • Nét bút:一丨ノ丶フ一一フノ丶
  • Lục thư:Hình thanh
  • Hình thái:⿰木艮
  • Thương hiệt:DAV (木日女)
  • Bảng mã:U+6839
  • Tần suất sử dụng:Rất cao

Các biến thể (Dị thể) của 根

  • Cách viết khác

    𡉤 𣏄 𣏅 𣒨

Ý nghĩa của từ 根 theo âm hán việt

Đọc nhanh: (Căn). Bộ Mộc (+6 nét). Tổng 10 nét but (フノ). Ý nghĩa là: rễ cây, Rễ cây., Rễ cây, Phần dưới, phần gốc của vật thể, Gốc, nguồn, nền tảng. Từ ghép với : Một khúc gỗ Hai sợi dây đay, Ba que diêm, Nguồn gốc gây ra tai hoạ, Chân tường, “lạc diệp quy căn” lá rụng về cội. Chi tiết hơn...

Căn

Từ điển phổ thông

  • rễ cây

Từ điển Thiều Chửu

  • Rễ cây.
  • Bộ dưới một vật gì cũng gọi là căn, như thiệt căn cuống lưỡi.
  • Căn do (nhân), như thiện căn căn thiện, câu nói nào không có bằng cứ gọi là vô căn chi ngôn .
  • Nhà Phật gọi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý là lục căn .

Từ điển Trần Văn Chánh

* ① Rễ

- Rễ cây

* ② (loại) Khúc, sợi, que, cái...

- Một khúc gỗ Hai sợi dây đay

- Ba que diêm

* ③ Chân, gốc, nguồn gốc, nền tảng, cội rễ

- Nguồn gốc gây ra tai hoạ

- Chân tường

* ⑥ (tôn) Căn

- Lục căn (theo nhà Phật, gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý).

Từ điển trích dẫn

Danh từ
* Rễ cây

- “lạc diệp quy căn” lá rụng về cội.

* Phần dưới, phần gốc của vật thể

- “Mãn đình điền địa thấp, Tề diệp sanh tường căn” 滿, (Tảo xuân ) Khắp sân ruộng đất ẩm, Lá tề mọc chân tường.

Trích: “thiệt căn” cuống lưỡi, “nha căn” chân răng. Bạch Cư Dị

* Gốc, nguồn, nền tảng

- “họa căn” nguồn gốc, nguyên cớ của tai họa

- “bệnh căn” nguyên nhân của bệnh.

* Căn số (toán học)
* Lượng từ: dùng cho những vật hình dài: khúc, sợi, que, cái, v

- v. “nhất căn côn tử” một cây gậy

- “tam căn khoái tử” ba cái đũa.

* Họ “Căn”
* “Lục căn” (thuật ngữ Phật giáo) gồm: “nhãn” mắt, “nhĩ” tai, “tị” mũi, “thiệt” lưỡi, “thân” thân, “ý” ý
Động từ
* Trồng sâu, ăn sâu vào

- “Quân tử sở tính, nhân nghĩa lễ trí căn ư tâm” , (Tận tâm thượng ) Bản tính của bậc quân tử, nhân nghĩa lễ trí ăn sâu trong lòng.

Trích: Mạnh Tử

Phó từ
* Triệt để, tận cùng

- “căn tuyệt” tiêu diệt tận gốc

- “căn trừ” trừ khử tới cùng.