- Tổng số nét:16 nét
- Bộ:Băng 冫 (+14 nét)
- Pinyin:
Níng
- Âm hán việt:
Ngưng
- Nét bút:丶一ノフノ一一ノ丶フ丶フ丨一ノ丶
- Lục thư:Hình thanh
- Hình thái:⿰冫疑
- Thương hiệt:IMPKO (戈一心大人)
- Bảng mã:U+51DD
- Tần suất sử dụng:Cao
Các biến thể (Dị thể) của 凝
Ý nghĩa của từ 凝 theo âm hán việt
Đọc nhanh: 凝 (Ngưng). Bộ Băng 冫 (+14 nét). Tổng 16 nét but (丶一ノフノ一一ノ丶フ丶フ丨一ノ丶). Ý nghĩa là: ngưng đọng, Đông lại, đọng lại, đặc lại, cứng lại, dắn lại, Thành tựu, hình thành, Tụ tập, Dừng, ngừng lại. Từ ghép với 凝 : “ngưng tập” 凝集 tụ lại., “ngưng trang” 凝妝 đẹp lộng lẫy. Chi tiết hơn...
Từ điển phổ thông
Từ điển Thiều Chửu
- Ðọng lại. Chất lỏng đọng lại gọi là ngưng.
Từ điển trích dẫn
Động từ
* Đông lại, đọng lại, đặc lại, cứng lại, dắn lại
- “Mạc trung thảo hịch nghiễn thủy ngưng” 幕中草檄硯水凝 (Tẩu mã xuyên hành phụng tống xuất sư tây chinh 走馬川行奉送出師西征) Trong trướng viết hịch, nước nghiên mực đông đặc.
Trích: Sầm Tham 岑參
* Thành tựu, hình thành
- “Cẩu bất chí đức, chí đạo bất ngưng yên” 苟不至德, 至道不凝焉 (Chương 27.5) Nếu không phải là bậc đức hạnh hoàn toàn thì đạo chí thiện không thành tựu được.
Trích: Trung Dung 中庸
* Dừng, ngừng lại
- “Phong ngưng bắc lâm mộ” 風凝北林暮 (Cú 句) Gió ngừng ở rừng phía bắc lúc chiều tối.
Trích: Tôn Xử Huyền 孫處玄
* Củng cố
- “Kiêm tịnh dị năng dã, duy kiên ngưng chi nan yên” 兼并易能也, 唯堅凝之難焉 (Nghị binh 議兵) Kiêm quản thì dễ, chỉ làm cho vững mạnh mới khó thôi.
Trích: Tuân Tử 荀子
Tính từ
* Đông, đọng
- “Ôn tuyền thủy hoạt tẩy ngưng chi” 溫泉水滑洗凝脂 (Trường hận ca 長恨歌) Nước suối ấm chảy mau, rửa thân thể mịn màng như mỡ đông.
Trích: Bạch Cư Dị 白居易
* Lộng lẫy, hoa lệ, đẹp đẽ
- “ngưng trang” 凝妝 đẹp lộng lẫy.
Phó từ
* Chăm chú, chuyên chú
- “Ngưng thê khuy quân quân mạc ngộ” 凝睇窺君君莫誤 (Thành thượng tà dương y lục thụ từ 城上斜陽依綠樹詞) Đăm đăm nhìn lén chàng mà chàng không hay biết.
Trích: Trang Vực 莊棫
* Chậm rãi, thong thả
- “Hoãn ca mạn vũ ngưng ti trúc, Tận nhật quân vương khán bất túc” 緩歌謾舞凝絲竹, 盡日君王看不足 (Trường hận ca 長恨歌) Ca thong thả, múa nhẹ nhàng, (đàn) chậm rãi tiếng tơ tiếng trúc, Suốt ngày, quân vương xem vẫn cho là không đủ.
Trích: Bạch Cư Dị 白居易