• Tổng số nét:13 nét
  • Bộ:Trúc 竹 (+7 nét)
  • Pinyin: Jiē , Jié
  • Âm hán việt: Tiết Tiệt
  • Nét bút:ノ一丶ノ一丶フ一一フ丶フ丨
  • Lục thư:Hình thanh
  • Hình thái:⿱⺮即
  • Thương hiệt:HAIL (竹日戈中)
  • Bảng mã:U+7BC0
  • Tần suất sử dụng:Rất cao

Các biến thể (Dị thể) của 節

  • Thông nghĩa

  • Cách viết khác

    𠐉 𢎛

  • Giản thể

Ý nghĩa của từ 節 theo âm hán việt

Đọc nhanh: (Tiết, Tiệt). Bộ Trúc (+7 nét). Tổng 13 nét but (ノ). Ý nghĩa là: 1. đốt, đoạn, 2. tiết trời, Giảm bớt đi., Thứ bực., Ngày tết.. Từ ghép với : Một đốt (lóng) tre, Đốt ngón tay, Một đốt mía, Khớp xương, Nhịp điệu Chi tiết hơn...

Tiết
Tiệt

Từ điển phổ thông

  • 1. đốt, đoạn
  • 2. tiết trời
  • 3. một khoảng thời gian
  • 4. ngày tết, lễ
  • 5. lễ tháo, tiết tháo

Từ điển Thiều Chửu

  • Ðốt tre, đốt cây.
  • Ðốt xương, như cốt tiết đốt xương, chỉ tiết đốt ngón tay, vì thế nên vỗ tay gọi là kích tiết .
  • Phàm sự gì có đoạn có mạch đều gọi là tiết, như một đầu mối sự gì gọi là nhất tiết , đầu mối rối beng gọi là chi tiết , văn chương có phân ra từng chương từng đoạn cũng gọi là chương tiết .
  • Trật tự, như cử động phải có lễ tiết, hợp lễ phép gọi là trúng tiết .
  • Hát, múa, âm nhạc lúc mau lúc khoan có dịp gọi là ứng tiết hay tiết tấu . Cái dịp để hãm các âm nhạc cũng gọi là tiết.
  • Thời tiết, một năm chia ra 24 tiết, như xuân phân , lập xuân , v.v. để chỉ rõ khí hậu nó biến đổi như thế nào.
  • Dè dặn, kiềm chế không cho quá độ gọi là tiết, như tiết lao bớt làm sự nhọc quá, tiết ai bớt nỗi thương đi, v.v.
  • Giảm bớt đi.
  • Tri tiết, người biết tự ức chế mình cho hợp lễ nghĩa gọi là người có tiết tháo , như danh tiết , phong tiết đều một nghĩa ấy cả. Tục gọi đàn bà goá không đi lấy chồng là tiết phụ .
  • Phù tiết ngày xưa đi sứ cầm cái ấn tín của vua mình đi để làm tin gọi là phù tiết, vì thế nên sau người ta gọi sứ giả là sứ tiết 使.
  • Ngày thọ của vua gọi là tiết.
  • Thứ bực.
  • Ngày tết.
  • Một âm là tiệt. Lộng lẫy, cao ngất.

Từ điển Trần Văn Chánh

* ① Đốt, khớp, lóng

- Một đốt (lóng) tre

- Đốt ngón tay

- Một đốt mía

- Khớp xương

* ② Nhịp phách

- Nhịp điệu

* ③ Toa, tiết (giờ học)

- Hai toa xe

- Hai tiết vật lí

* ④ Tết, tiết, ngày kỉ niệm

- Tết Nguyên đán

- Ăn tết

- Tiết thanh minh

* ⑤ Trích đoạn

- Trích dịch

* ⑥ Tiết kiệm

- Tiết kiệm than

* ⑦ Việc, sự việc

- Những việc nhỏ mọn trong đời sống

* ⑧ Tiết tháo, khí tiết

- Khí tiết

- Thủ tiết

* ⑩ (văn) Ngày mừng thọ của vua

- Ngày mừng thọ tứ tuần

* 節骨眼tiết cốt nhãn [jieguyăn] (đph) Giờ phút quan trọng, mấu chốt

- Trong giờ phút quan trọng đó. Xem [jié].

Từ điển trích dẫn

Danh từ
* Đốt, lóng (thực vật)

- “tùng tiết” đốt thông

- “trúc tiết” đốt tre.

* Khớp xương, đốt xương (động vật)

- “cốt tiết” đốt xương

- “chỉ tiết” đốt ngón tay

- “kích tiết” vỗ tay.

* Phần, khúc, đoạn, mạch

- “chương tiết” phần đoạn bài văn, chương sách.

* Phân khu (thời gian, khí hậu)

- “lập xuân” , “vũ thủy” , “kinh trập” , “xuân phân” , v.v.

Trích: “quý tiết” mùa trong năm, “nhị thập tứ tiết khí” hai mươi bốn tiết trong năm

* Sự, việc

- “chi tiết”

- “tình tiết” .

* Ngày lễ, ngày hội (mang ý nghĩa đặc thù: sinh nhật, kỉ niệm, khánh hạ, v

- v.). “thanh minh tiết” tiết thanh minh

- “trung thu tiết” ngày lễ trung thu (rằm tháng tám)

- “thanh niên tiết” ngày tuổi trẻ.

* Chí khí, tư cách hợp đạo, đúng lễ

- “tiết tháo” hành vi giữ đúng lễ nghĩa

- “danh tiết” trung nghĩa.

* Lễ nghi

- “Trưởng ấu chi tiết, bất khả phế dã” (Vi Tử ) Lễ nghi thứ tự giữa người lớn và trẻ nhỏ, không thể bỏ được.

Trích: “lễ tiết” lễ nghi. Luận Ngữ

* Vật làm tin của sứ giả thời xưa

- “phù tiết” ấn tín của sứ giả

- “sứ tiết” 使 sứ giả.

* Cái phách (nhạc khí)

- “tiết tấu” nhịp điệu.

* Lượng từ: (1) Số giờ giảng học

- “kim thiên thượng liễu tam tiết khóa” hôm nay lên lớp ba tiết (giờ học). (2) Toa xe. “giá liệt hỏa xa hữu thập nhị tiết xa sương” xe lửa này có mười hai toa. (3) Đoạn, khúc (bài văn, bản nhạc). “đệ nhị chương đệ nhất tiết” chương hai tiết một.

* Họ “Tiết”
Động từ
* Hạn chế, ước thúc

- “tiết dục” hạn chế sinh đẻ

- “tiết chế” ngăn chận.

* Kiệm tỉnh, tằn tiện

- “Tiết dụng nhi ái nhân, sử dân dĩ thì” , 使 (Học nhi ) Không lãng phí mà thương người, sai dân làm việc, phải hợp thời vụ.

Trích: Luận Ngữ

Tính từ
* Cao ngất

- “Tiết bỉ Nam San, Duy thạch nham nham” , (Tiểu nhã , Tiết nam san ) Cao vòi vọi, núi Nam Sơn kia, (Trông lên) chỉ thấy đá lởm chởm.

Trích: Thi Kinh

Âm:

Tiệt

Từ điển Thiều Chửu

  • Ðốt tre, đốt cây.
  • Ðốt xương, như cốt tiết đốt xương, chỉ tiết đốt ngón tay, vì thế nên vỗ tay gọi là kích tiết .
  • Phàm sự gì có đoạn có mạch đều gọi là tiết, như một đầu mối sự gì gọi là nhất tiết , đầu mối rối beng gọi là chi tiết , văn chương có phân ra từng chương từng đoạn cũng gọi là chương tiết .
  • Trật tự, như cử động phải có lễ tiết, hợp lễ phép gọi là trúng tiết .
  • Hát, múa, âm nhạc lúc mau lúc khoan có dịp gọi là ứng tiết hay tiết tấu . Cái dịp để hãm các âm nhạc cũng gọi là tiết.
  • Thời tiết, một năm chia ra 24 tiết, như xuân phân , lập xuân , v.v. để chỉ rõ khí hậu nó biến đổi như thế nào.
  • Dè dặn, kiềm chế không cho quá độ gọi là tiết, như tiết lao bớt làm sự nhọc quá, tiết ai bớt nỗi thương đi, v.v.
  • Giảm bớt đi.
  • Tri tiết, người biết tự ức chế mình cho hợp lễ nghĩa gọi là người có tiết tháo , như danh tiết , phong tiết đều một nghĩa ấy cả. Tục gọi đàn bà goá không đi lấy chồng là tiết phụ .
  • Phù tiết ngày xưa đi sứ cầm cái ấn tín của vua mình đi để làm tin gọi là phù tiết, vì thế nên sau người ta gọi sứ giả là sứ tiết 使.
  • Ngày thọ của vua gọi là tiết.
  • Thứ bực.
  • Ngày tết.
  • Một âm là tiệt. Lộng lẫy, cao ngất.