• Tổng số nét:12 nét
  • Bộ:Chuy 隹 (+4 nét)
  • Pinyin: Yā , Yá , Yǎ
  • Âm hán việt: Nha Nhã
  • Nét bút:一フ丨ノノ丨丶一一一丨一
  • Lục thư:Hình thanh
  • Hình thái:⿰牙隹
  • Thương hiệt:MHOG (一竹人土)
  • Bảng mã:U+96C5
  • Tần suất sử dụng:Rất cao

Các biến thể (Dị thể) của 雅

  • Cách viết khác

    𤴓

Ý nghĩa của từ 雅 theo âm hán việt

Đọc nhanh: (Nha, Nhã). Bộ Chuy (+4 nét). Tổng 12 nét but (ノノ). Ý nghĩa là: Một thể tài trong “Thi Kinh” , Tình bạn, tình thân, giao tình, Tên sách, Một thứ âm nhạc, Họ “Nhã”. Từ ghép với : Nho nhã, lịch sự, Vốn thường có một ngày cùng thân gần nhau, Lời Khổng Tử thường nói (Luận ngữ), Đại nhã (trong Kinh Thi), Tiểu nhã (trong Kinh Thi) Chi tiết hơn...

Nhã

Từ điển phổ thông

  • 1. thường, hay, luôn
  • 2. thanh nhã, tao nhã (trái với tục)

Từ điển Thiều Chửu

  • Chính, một lối thơ ca dùng vào nhạc ngày xưa. Như Kinh Thi có đại nhã , tiểu nhã ý nói những khúc ấy mới là khúc hát chính đính vậy.
  • Thường. Như sách Luận ngữ nói tử sở nhã ngôn câu đức thánh thường nói.
  • Tên sách, sách nhĩ nhã thường gọi tắt là nhã. Các sách huấn hỗ đời sau bắt chước như thể văn Nhĩ nhã cũng phần nhiều gọi là nhã. Như dật nhã , quảng nhã , v.v.
  • Nhàn nhã dáng dấp dịu dàng.
  • Nhã, trái lại với tiếng tục, có phép tắc, có mẫu mực, không theo lối tục gọi là nhã.
  • Vốn thường. Như nhất nhật chi nhã vốn thường có một ngày cũng thân gần nhau, nhã thiện cầm thi vốn giỏi đàn và thơ.
  • Rất, lắm, dùng làm trợ từ (trong cổ văn có khi dùng tới).
  • Một thứ âm nhạc.

Từ điển Trần Văn Chánh

* ① Nhã (nhặn), thanh nhã, đẹp đẽ, cao thượng

- Nho nhã, lịch sự

* ③ Xưa nay, vốn thường

- Xưa nay (vốn thường) giỏi về đánh đàn và làm thơ

- Vốn thường có một ngày cùng thân gần nhau

- Ung Xỉ vốn không muốn thuộc về Bái Công (Sử kí

* ④ (văn) Thường

- Lời Khổng Tử thường nói (Luận ngữ)

* ⑤ (văn) Chính

- Đại nhã (trong Kinh Thi)

- Tiểu nhã (trong Kinh Thi)

* ⑥ (văn) Rất, lắm

- Vợ là con nhà họ Triệu, rất giỏi đánh đàn sắt (Hán thư

* ⑦ (văn) Tên sách

- Nhĩ nhã

- Quảng nhã

Từ điển trích dẫn

Danh từ
* Một thể tài trong “Thi Kinh”

- Dùng để ca tụng trong những dịp thiên tử và chư hầu triều hội hay yến tiệc. Có “Đại nhã” và “Tiểu nhã” .

* Tình bạn, tình thân, giao tình

- “Ngã dữ quân giao tuy bất thâm, nhiên ấu niên tằng hữu đồng song chi nhã” , (Quyển nhị thập ngũ) Tôi với ông tuy qua lại không thâm sâu, nhưng thuở nhỏ đã từng có tình bạn đồng học.

Trích: Cảnh thế thông ngôn

* Tên sách

- Các sách huấn hỗ đời sau bắt chước như thể văn Nhĩ nhã cũng phần nhiều gọi là “nhã”. “dật nhã”

- “quảng nhã” .

* Một thứ âm nhạc
* Họ “Nhã”
Tính từ
* Chính, đúng

- “Ố tử chi đoạt chu dã. Ố Trịnh thanh chi loạn nhã nhạc dã. Ố lợi khẩu chi phúc bang gia giả” . . (Dương Hóa ) Ghét màu tía cướp mất sắc đỏ. Ghét nhạc nước Trịnh làm loạn chính nhạc. Ghét kẻ bẻm mép làm nghiêng đổ nước nhà.

Trích: Luận Ngữ

* Thanh cao, cao thượng, khác với thường tục

- “Đô đốc Diêm Công chi nhã vọng, khể kích diêu lâm” , (Đằng Vương Các tự ) Quan Đô đốc Diêm Công Dư là bậc cao nhã, khải kích từ xa tới đóng.

Trích: Vương Bột

* Tốt, đẹp

- “văn nhã” nho nhã, lịch sự

- “nhã quan” đẹp mắt.

Phó từ
* Cho nên, do đó

- “Xỉ kim hạ Ngụy, Ngụy dĩ Xỉ vi hầu thủ Phong. Bất hạ, thả đồ Phong. Ung Xỉ nhã bất dục thuộc Bái Công” , . , . (Cao Tổ bổn kỉ ) (Ung) Xỉ nếu theo vua Ngụy, vua Ngụy sẽ phong hầu cho Xỉ giữ đất Phong. Nếu không, sẽ làm cỏ dân đất Phong. Cho nên Ung Xỉ không muốn theo Bái Công.

Trích: Sử Kí

* Rất, lắm

- “nhã thiện cổ sắt” rất giỏi đánh đàn sắt.

* Tiếng kính xưng đối với người khác

- “nhã giáo” xin chỉ dạy

- “nhã giám” xin soi xét.