• Tổng số nét:6 nét
  • Bộ:Trúc 竹 (+0 nét)
  • Pinyin: Zhú
  • Âm hán việt: Trúc
  • Nét bút:ノ一丨ノ一丨
  • Lục thư:Tượng hình
  • Thương hiệt:H (竹)
  • Bảng mã:U+7AF9
  • Tần suất sử dụng:Cao

Các biến thể (Dị thể) của 竹

  • Cách viết khác

    𥫗 𦺇

Ý nghĩa của từ 竹 theo âm hán việt

Đọc nhanh: (Trúc). Bộ Trúc (+0 nét). Tổng 6 nét but (ノ). Ý nghĩa là: Trúc, tre, Sách vở, Tên nhạc khí, như “địch” ống sáo, “tiêu” ông tiêu, v, Họ “Trúc”. Từ ghép với : Giường tre, Rừng nứa, Tiếng tăm để lại trong sách vở Chi tiết hơn...

Trúc

Từ điển phổ thông

  • 1. cây trúc, cây tre
  • 2. cây tiêu, cây sáo

Từ điển Thiều Chửu

  • Cây trúc, cây tre, có nhiều giống khác nhau, dùng làm được nhiều việc.
  • Sách vở, ngày xưa chưa biết làm giấy, cứ lấy sơn viết vào cái thẻ tre hay mảnh lụa, vì thế nên gọi sách vở là trúc bạch , như danh thùy trúc bạch (Tam quốc diễn nghĩa ) tiếng ghi trong sách vở.
  • Tiếng trúc, một thứ tiếng trong bát âm, như cái tiêu, cái sáo, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

* ① (thực) Trúc, tre, nứa

- Giường tre

- Rừng nứa

* 竹帛trúc bạch [zhú bó] Thẻ tre và lụa (xưa dùng để viết). (Ngr) Sách vở

- Tiếng tăm để lại trong sách vở

Từ điển trích dẫn

Danh từ
* Trúc, tre

- “Nhất giang yên trúc chánh mô hồ” (Bạc vãn túy quy ) Cả một dải sông khói trúc mịt mờ.

Trích: Cao Bá Quát

* Sách vở

- “danh thùy trúc bạch” tiếng tăm ghi trong sách vở.

* Tên nhạc khí, như “địch” ống sáo, “tiêu” ông tiêu, v

- v. (thuộc về tiếng “trúc” , là một trong “bát âm” ).

* Họ “Trúc”