- Tổng số nét:14 nét
- Bộ:Ngôn 言 (+7 nét)
- Pinyin:
Rèn
- Âm hán việt:
Nhận
- Nét bút:丶一一一丨フ一フノ丶丶フ丶丶
- Lục thư:Hình thanh
- Hình thái:⿰言忍
- Thương hiệt:YRSIP (卜口尸戈心)
- Bảng mã:U+8A8D
- Tần suất sử dụng:Rất cao
Các biến thể (Dị thể) của 認
Ý nghĩa của từ 認 theo âm hán việt
Đọc nhanh: 認 (Nhận). Bộ Ngôn 言 (+7 nét). Tổng 14 nét but (丶一一一丨フ一フノ丶丶フ丶丶). Ý nghĩa là: Biện rõ, phân biệt, biết, Bằng lòng, đồng ý, chịu thuận, Lấy làm, Không cùng huyết thống mà kết thành thân thuộc. Từ ghép với 認 : 自己的東西,自己來認 Đồ của ai thì người đó đến nhận, 認字 Biết chữ, 認不出 Nhận không ra, 認親 Nhận họ hàng, 認臉 Nhận mặt Chi tiết hơn...
Từ điển phổ thông
- 1. nhận ra, nhận biết
- 2. chấp thuận, nhận, bằng lòng
Từ điển Thiều Chửu
- Biện rõ, nhận biết. Như nhận minh 認明 nhận rõ ràng.
- Ừ cho, bằng lòng cho. Như thừa nhận 承認 vâng cho là được, công nhận 公認 mọi người đều cho là được.
Từ điển Trần Văn Chánh
* ① Biết, nhận rõ
- 自己的東西,自己來認 Đồ của ai thì người đó đến nhận
- 認字 Biết chữ
- 認不出 Nhận không ra
- 認親 Nhận họ hàng
- 認臉 Nhận mặt
* ② Bằng lòng, công nhận, đồng ý
- 認可 Cho là được, bằng lòng
- 認錯 Nhận sai lầm
- 公認 Công nhận
- 否認 Không công nhận, phủ nhận
- 認爲 Cho là, cho rằng, nhận rằng.
Từ điển trích dẫn
Động từ
* Biện rõ, phân biệt, biết
- “Na quan nhân hướng tiền lai khán thì, nhận đắc thị Lâm Xung” 那官人向前來看時, 認得是林沖 (Đệ thập nhất hồi) Vị quan nhân đó bước ra nhìn, nhận ra là Lâm Xung.
Trích: “nhận minh” 認明 biết rõ, “nhận lộ” 認路 biết đường. Thủy hử truyện 水滸傳
* Bằng lòng, đồng ý, chịu thuận
- “Tháo tuy tâm tri trúng kế, khước bất khẳng nhận thác” 操雖心知中計, 卻不肯認錯 (Đệ tứ thập ngũ hồi) (Tào) Tháo trong bụng biết mình đã mắc mưu, nhưng vẫn không chịu nhận lỗi.
Trích: “thừa nhận” 承認 thuận cho là được, “công nhận” 公認 tất cả đều đồng ý. Tam quốc diễn nghĩa 三國演義
* Lấy làm
- “Mộng hồi tàn nguyệt tại, Thác nhận thị thiên minh” 夢回殘月在, 錯認是天明 (Đáp phụ huynh Lâm Công Ngộ 答婦兄林公遇) Tỉnh mộng trăng tàn còn ở đó, Lầm tưởng là trời đã sáng.
Trích: Lưu Khắc Trang 劉克莊
* Không cùng huyết thống mà kết thành thân thuộc
- “nhận can đa” 認乾爹 nhận cha nuôi
- “nhận tặc tác phụ” 認賊作父 kết giặc làm cha.