• Tổng số nét:5 nét
  • Bộ:Tịch 夕 (+2 nét)
  • Pinyin: Wài
  • Âm hán việt: Ngoại
  • Nét bút:ノフ丶丨丶
  • Lục thư:Hội ý
  • Hình thái:⿰夕卜
  • Thương hiệt:NIY (弓戈卜)
  • Bảng mã:U+5916
  • Tần suất sử dụng:Rất cao

Các biến thể (Dị thể) của 外

  • Thông nghĩa

  • Cách viết khác

    𡖄

Ý nghĩa của từ 外 theo âm hán việt

Đọc nhanh: (Ngoại). Bộ Tịch (+2 nét). Tổng 5 nét but (ノフ). Ý nghĩa là: bên ngoài, Bên ngoài, Nước ngoài, ngoại quốc, Vai ông già (trong tuồng Tàu), Thuộc về bên ngoài, của ngoại quốc. Từ ghép với : Bên ngoài, Ngoài cửa, Vẻ mặt ngoài, Bề ngoài, Ngoại quốc Chi tiết hơn...

Ngoại

Từ điển phổ thông

  • bên ngoài

Từ điển Thiều Chửu

  • Ngoài, phàm cái gì ở bề ngoài đều gọi là ngoại, không phải ở trong phạm mình cũng gọi là ngoại, như ngoại mạo mặt ngoài, ngoại vũ kẻ ngoài khinh nhờn, v.v. Về bên họ mẹ cũng gọi là ngoại.
  • Vợ gọi chồng cũng là ngoại tử , vì con trai làm việc ở ngoài, con gái ở trong nên gọi là ngoại.
  • Con sơ không coi thân thưa gọi là kiến ngoại .
  • Ðóng vai đàn ông (trong tuồng Tàu).

Từ điển Trần Văn Chánh

* ① Ngoài, phía ngoài, bên ngoài

- Bên ngoài

- Ngoài cửa

- Vẻ mặt ngoài

- Bề ngoài

* ② Không thuộc nơi mình hiện ở

- Ngoại quốc

- Coi là người ngoài, coi sơ (không thân)

- Người ngoài

- Quê người

* ③ Ngoại quốc

- 貿 Mậu dịch đối ngoại, buôn bán với nước ngoài

- Xưa nay trong và ngoài nước

- Ngoại kiều, kiều dân nước ngoài

* ④ Thuộc dòng mẹ

- Bà ngoại

- Cháu (gọi bằng cậu)

- Họ ngoại

- Cháu ngoại

Từ điển trích dẫn

Danh từ
* Bên ngoài

- “nội ngoại” trong và ngoài

- “môn ngoại” ngoài cửa

- “ốc ngoại” ngoài nhà.

* Nước ngoài, ngoại quốc

- “đối ngoại mậu dịch” 貿 buôn bán với nước ngoài.

* Vai ông già (trong tuồng Tàu)
Tính từ
* Thuộc về bên ngoài, của ngoại quốc

- “ngoại tệ” tiền nước ngoài

- “ngoại địa” đất bên ngoài.

* Thuộc về bên họ mẹ

- “ngoại tổ phụ” ông ngoại

- “ngoại tôn” cháu ngoại.

* Khác

- “ngoại nhất chương” một chương khác

- “ngoại nhất thủ” một bài khác.

* Không chính thức

- “ngoại hiệu” biệt danh

- “ngoại sử” sử không chính thức, không phải chính sử.

Động từ
* Lánh xa, không thân thiết

- “Nội quân tử nhi ngoại tiểu nhân, quân tử đạo trưởng, tiểu nhân đạo tiêu dã” , , (Thái quái ) Thân gần người quân tử mà xa lánh kẻ tiểu nhân, đạo của quân tử thì lớn lên, đạo của tiểu nhân thì tiêu mòn.

Trích: Dịch Kinh

* Làm trái, làm ngược lại

- “Sậu lệnh bất hành, dân tâm nãi ngoại” , (Bản pháp ) Lệnh gấp mà không thi hành, lòng dân sẽ làm trái lại.

Trích: Quản Tử