• Tổng số nét:4 nét
  • Bộ:Nhân 儿 (+2 nét)
  • Pinyin: Yuán
  • Âm hán việt: Nguyên
  • Nét bút:一一ノフ
  • Lục thư:Hội ý & hình thanh
  • Hình thái:⿱一兀
  • Thương hiệt:MMU (一一山)
  • Bảng mã:U+5143
  • Tần suất sử dụng:Rất cao

Các biến thể (Dị thể) của 元

  • Cách viết khác

Ý nghĩa của từ 元 theo âm hán việt

Đọc nhanh: (Nguyên). Bộ Nhân (+2 nét). Tổng 4 nét but (ノフ). Ý nghĩa là: Đầu người, Lượng từ: đồng tiền, Nhà “Nguyên” , giống ở “Mông Cổ” vào lấy nước Tàu, nối đời làm vua hồi năm 1275, Tên húy vua nhà Thanh là “Huyền” , nên sách vở in về đời ấy đều lấy chữ “nguyên” thay chữ “huyền” , “Nguyên nguyên” trăm họ, dân đen gọi là “lê nguyên” . Từ ghép với : Năm đầu, năm thứ nhất, Người đứng đầu Nhà nước, Nguyên tố hoá học, Như [yuán] nghĩa, Một trăm đồng Nhân dân tệ Chi tiết hơn...

Nguyên

Từ điển phổ thông

  • 1. bắt đầu, thứ nhất
  • 2. chủ yếu, căn bản, nguyên tố
  • 3. đơn vị tiền tệ
  • 4. đời nhà Nguyên

Từ điển Thiều Chửu

  • Mới, đầu năm vua mới lên ngôi gọi là nguyên niên năm đầu (thứ nhất). Nửa chừng muốn đổi niên hiệu khác, cũng gọi là cải nguyên . Lịch tây, lấy năm chúa Gia-tô giáng sinh, để ghi số năm, nên gọi năm ấy là kỉ nguyên , nghĩa là số một bắt đầu từ đấy. Phàm đầu số gì cũng gọi là nguyên. Như tháng giêng gọi là nguyên nguyệt , ngày mồng một gọi là nguyên nhật .
  • To lớn, như là nguyên lão già cả. Nước lập hiến có nguyên lão viện để các bậc già cả tôn trọng dự vào bàn việc nước.
  • Cái đầu, như dũng sĩ bất vong táng kì nguyên kẻ sĩ mạnh thường nghĩ chết mất đầu cũng không sợ. Vì thế người đại biểu cả một nước gọi là nguyên thủ . Phàm người thứ nhất đều gọi là nguyên. Như trạng nguyên kẻ thi đỗ đầu khoa thi đình.
  • Nguyên nguyên trăm họ, dân đen gọi là lê nguyên Nhà tu đạo cho giời, đất, nước là tam nguyên tức là ba cái có trước vậy.
  • Phép lịch cũ định ngày rằm tháng giêng là thượng nguyên , rằm tháng bảy là trung nguyên , rằm tháng mười gọi là hạ nguyên , gọi là ba ngày nguyên. Như thượng nguyên giáp tí , hạ nguyên giáp tí , v.v.
  • Nhà Nguyên, giống ở Mông cổ vào lấy nước Tầu, nối đời làm vua hồi năm 1275.
  • Ðồng, tục thường dùng chữ nguyên (cũng như chữ viên ) để gọi tên tiền, như ngân nguyên đồng bạc.
  • Tên huý vua nhà Thanh là Huyền , nên sách vở in về đời ấy đều lấy chữ nguyên thay chữ huyền.

Từ điển Trần Văn Chánh

* ① Đầu tiên, thứ nhất

- Năm đầu, năm thứ nhất

* ② Đứng đầu

- Người đứng đầu Nhà nước

- Kẻ đứng đầu tội ác thì không cần dạy dỗ mà giết đi (Tuân tử)

* ③ Nguyên tố

- Nguyên tố hoá học

* ④ Đồng (đơn vị tiền)

- Như [yuán] nghĩa

* ④

- Một trăm đồng Nhân dân tệ

* ⑤ (văn) Đầu người

- Kẻ dũng sĩ chết mất đầu cũng không sợ

- Rợ địch mang trả đầu của ông ta lại (Tả truyện)

* ⑥ (văn) Giỏi

- Người tài giỏi của thiên tử (Lễ kí

* ⑧ (văn) Nguyên là, vốn là

- 使 Sử Quân vốn là người ở trong đó (Tô Thức)

Từ điển trích dẫn

Danh từ
* Đầu người

- “Dũng sĩ bất vong táng kì nguyên” (Đằng Văn Công hạ ) Bậc dũng sĩ chết mất đầu cũng không sợ.

Trích: Mạnh Tử

* Lượng từ: đồng tiền

- Mười “giác” (hào) là một “nguyên”. § Thông “viên” . “ngũ thập nguyên” năm mươi đồng.

* Nhà “Nguyên” , giống ở “Mông Cổ” vào lấy nước Tàu, nối đời làm vua hồi năm 1275
* Tên húy vua nhà Thanh là “Huyền” , nên sách vở in về đời ấy đều lấy chữ “nguyên” thay chữ “huyền”
* “Nguyên nguyên” trăm họ, dân đen gọi là “lê nguyên”

- “Chế hải nội, tử nguyên nguyên, thần chư hầu, phi binh bất khả” , , , (Tần sách , Tô Tần ) Thống trị hải nội, thân ái trăm họ, chư hầu phải thần phục, không dùng binh không được.

Trích: Chiến quốc sách

* Nhà tu đạo cho trời, đất, nước là “tam nguyên” tức là ba cái có trước vậy
* Phép lịch cũ định ngày rằm tháng giêng là “thượng nguyên” , rằm tháng bảy là “trung nguyên” , rằm tháng mười gọi là “hạ nguyên” , gọi là ba ngày “nguyên”
* Họ “Nguyên”
Tính từ
* Đứng đầu

- “Nhược dục trị tội, đương trừ nguyên ác” , (Đệ tam hồi) Nếu muốn trị tội, nên diệt trừ mấy tên gian ác đứng đầu.

Trích: “nguyên thủ” người đứng đầu. Tam quốc diễn nghĩa

* Mới, đầu tiên

- “nguyên niên” năm đầu (thứ nhất)

- “nguyên nguyệt” tháng Giêng

- “nguyên nhật” ngày mồng một.

* To lớn

- “nguyên lão” già cả. § Nước lập hiến có “nguyên lão viện” để các bực già cả tôn trọng dự vào bàn việc nước.

* Tài, giỏi

- “Thiên tử chi nguyên sĩ” (Vương chế ) Người tài giỏi của thiên tử.

Trích: Lễ Kí

* Cơ bản

- “nguyên tố” .

Phó từ
* Vốn là

- “Sứ quân nguyên thị thử trung nhân” 使 (Hoán khê sa ) Sử Quân vốn là người ở trong đó.

Trích: Tô Thức