- Tổng số nét:13 nét
- Bộ:Võng 网 (+8 nét)
- Pinyin:
Zuì
- Âm hán việt:
Tội
- Nét bút:丨フ丨丨一丨一一一丨一一一
- Lục thư:Hội ý
- Hình thái:⿱⺲非
- Thương hiệt:WLLMY (田中中一卜)
- Bảng mã:U+7F6A
- Tần suất sử dụng:Rất cao
Các biến thể (Dị thể) của 罪
-
Thông nghĩa
辠
-
Cách viết khác
𡈚
𤾐
𦋛
𦤖
Ý nghĩa của từ 罪 theo âm hán việt
Đọc nhanh: 罪 (Tội). Bộ Võng 网 (+8 nét). Tổng 13 nét but (丨フ丨丨一丨一一一丨一一一). Ý nghĩa là: tội lỗi, Lỗi lầm., Lỗi lầm, Hành vi phạm pháp, việc làm trái luật pháp, Nỗi khổ. Từ ghép với 罪 : 死罪 Tội chết, 立功贖罪 Lập công chuộc tội, 排罪 Chịu khổ, 歸罪于人 Đổ lỗi cho người., “bài tội” 排罪 chịu khổ Chi tiết hơn...
Từ điển phổ thông
Từ điển Thiều Chửu
- Tội lỗi. Làm phạm phép luật phải phạt gọi là tội.
- Làm quan tự nói nhún mình là đãi tội 待罪, nghĩa là tự nói nhún mình là tài không xứng ngôi vậy.
- Lỗi lầm.
- Làm lầm, làm bậy khiến cho người ta giận gọi là đắc tội 得罪, tự nhận lỗi mình gọi là tạ tội 謝罪.
- Người ta lầm lỗi mình tự cho là vì mình không biết răn bảo cũng gọi là tội. Các vua ngày xưa ban chiếu tự nhận là có lỗi với dân gọi là tội kỉ chiếu 罪己詔.
Từ điển Trần Văn Chánh
* ① Tội, tội lỗi
- 判罪 Xử tội
- 死罪 Tội chết
- 立功贖罪 Lập công chuộc tội
* ② Cái khổ
- 排罪 Chịu khổ
- 我排不了這個罪 Tôi không chịu (cái tội, cái nợ) như thế được
Từ điển trích dẫn
Danh từ
* Lỗi lầm
- “Thử thiên chi vong ngã, phi chiến chi tội dã” 此天之亡我, 非戰之罪也 (Hạng Vũ bổn kỉ 項羽本紀) Đây là trời bỏ ta, chứ không phải lỗi tại ta đánh không giỏi.
Trích: “tương công thục tội” 將功贖罪 đem công chuộc lỗi. Sử Kí 史記
* Hành vi phạm pháp, việc làm trái luật pháp
- “Thủ ngã hồi kinh vấn tội” 取我回京問罪 (Đệ nhất hồi 第一回) Bắt ta về kinh hỏi tội.
Trích: Tam quốc diễn nghĩa 三國演義
* Nỗi khổ
- “thụ bất liễu giá cá tội” 受不了這個罪 chịu không nổi cái ách đó.
* Hình phạt
- “Sát nhân giả tử, thương nhân cập đạo để tội” 殺人者死, 傷人及盜抵罪 (Cao Tổ bản kỉ 高祖本紀) Ai giết người thì phải chết, làm người bị thương và ăn trộm thì chịu hình phạt.
Trích: Sử Kí 史記
Động từ
* Lên án, trách cứ
- “Vũ, Thang tội kỉ” 禹, 湯罪己 (Trang Công thập nhất niên 莊公十一年) Vua Vũ, vua Thang tự trách lỗi mình.
Trích: “quái tội” 怪罪 quở trách. Tả truyện 左傳