• Tổng số nét:5 nét
  • Bộ:Khẩu 口 (+2 nét)
  • Pinyin: Yòu
  • Âm hán việt: Hữu
  • Nét bút:一ノ丨フ一
  • Lục thư:Hình thanh & hội ý
  • Hình thái:⿸𠂇口
  • Thương hiệt:KR (大口)
  • Bảng mã:U+53F3
  • Tần suất sử dụng:Rất cao

Các biến thể (Dị thể) của 右

  • Cách viết khác

    𠮢

Ý nghĩa của từ 右 theo âm hán việt

Đọc nhanh: (Hữu). Bộ Khẩu (+2 nét). Tổng 5 nét but (). Ý nghĩa là: bên phải, Bên phải., Bên phải, Hướng tây, Bên trên, địa vị được coi trọng. Từ ghép với : Rẽ tay phải, Phía tây sông, Không còn ai hơn nữa, Quan điểm hữu khuynh, “tiền hậu tả hữu” trước sau trái phải. Chi tiết hơn...

Hữu

Từ điển phổ thông

  • bên phải

Từ điển Thiều Chửu

  • Bên phải.
  • Giúp, cũng như chữ hữu . Như bảo hữu giúp giữ.
  • Bên trên. Ðời xưa cho bên phải là trên. Như hữu văn hữu vũ trọng văn trọng võ. Vì thế nên họ sang gọi là hữu tộc , nhà hào cường gọi là hào hữu , v.v.
  • Phương tây. Như Sơn hữu tức là Sơn-tây. Giang hữu tức là Giang-tây.

Từ điển Trần Văn Chánh

* ① Bên phải, bên tay phải, phía hữu

- Rẽ tay phải

* ② Phía tây (khi mặt hướng về phía nam)

- Phía tây sông

* ③ Phía trên (người xưa coi phía hữu là phía trên)

- Không còn ai hơn nữa

* ④ Bảo thủ hoặc phản động (về tư tưởng và chính trị)

- Quan điểm hữu khuynh

Từ điển trích dẫn

Danh từ
* Bên phải

- “tiền hậu tả hữu” trước sau trái phải.

* Hướng tây

- “sơn hữu” phía tây núi

- “giang hữu” phía tây sông.

* Bên trên, địa vị được coi trọng

- “Kí bãi quy quốc, dĩ Tương Như công đại, bái vi thượng khanh, vị tại Liêm Pha chi hữu” , , , (Liêm Pha Lạn Tương Như truyện ) Xong trở về nước, vì Tương Như có công to, được phong làm thượng khanh, ở bậc trên Liêm Pha.

Trích: Vì thế họ sang gọi là “hữu tộc” , nhà hào cường gọi là “hào hữu” . Sử Kí

* Họ “Hữu”
Động từ
* Giúp

- “Thiên tử sở hữu, quả quân diệc hữu chi” , (Tương Công thập niên ) Chỗ mà thiên tử giúp, vua ta đây cũng giúp được.

Trích: Tả truyện

* Thân gần, che chở

- “Diễn tương hữu Hàn nhi tả Ngụy” (Ngụy sách nhị ) Diễn sẽ thân với nước Hàn mà xa với nước Ngụy.

Trích: Chiến quốc sách

* Tôn sùng

- “hữu văn hữu vũ” trọng văn trọng võ.