• Tổng số nét:16 nét
  • Bộ:Thủ 手 (+13 nét)
  • Pinyin:
  • Âm hán việt: Cứ
  • Nét bút:一丨一丨一フノ一フ一ノフノノノ丶
  • Lục thư:Hình thanh & hội ý
  • Hình thái:⿰⺘豦
  • Thương hiệt:QYPO (手卜心人)
  • Bảng mã:U+64DA
  • Tần suất sử dụng:Rất cao

Các biến thể (Dị thể) của 據

  • Cách viết khác

    㨿 𢴃 𢷛

  • Giản thể

Ý nghĩa của từ 據 theo âm hán việt

Đọc nhanh: (Cứ). Bộ Thủ (+13 nét). Tổng 16 nét but (フノノフノノノ). Ý nghĩa là: 1. chiếm giữ, Nương cậy., Chứng cứ., Chống giữ., Nương tựa, dựa vào. Từ ghép với : Chiếm làm của mình, Dựa vào chỗ hiểm yếu để cố thủ, Theo ý tôi, Căn cứ tình hình nói trên, Không có chứng cớ gì cả Chi tiết hơn...

Cứ

Từ điển phổ thông

  • 1. chiếm giữ
  • 2. căn cứ, bằng cứ

Từ điển Thiều Chửu

  • Nương cậy.
  • Chứng cứ.
  • Cứ nhè, như cứ lí lực tranh cứ nhè lẽ phải mà hết sức tranh.
  • Chiếm cứ, như cứ vi kỉ hữu chiếm cứ làm của mình, hiết cứ chiếm cứ một phương, v.v.
  • Chống giữ.

Từ điển Trần Văn Chánh

* ① Chiếm, chiếm cứ

- Chiếm làm của mình

* ② Dựa vào

- Dựa vào chỗ hiểm yếu để cố thủ

* ③ Theo, căn cứ

- Theo ý tôi

- Căn cứ tình hình nói trên

* ④ Bằng chứng, chứng cớ

- Không có chứng cớ gì cả

- Viết giấy để làm bằng.

Từ điển trích dẫn

Động từ
* Nương tựa, dựa vào

- “Diệc hữu huynh đệ, Bất khả dĩ cứ” , (Bội phong , Bách chu ) Cũng có anh em đấy, (Nhưng) không nương cậy được.

Trích: Thi Kinh

* Chiếm hữu, chiếm lấy

- “Tiên cứ bắc san thượng giả thắng, hậu chí giả bại” , (Liêm Pha Lạn Tương Như truyện ) Người chiếm trước được ngọn núi phía Bắc sẽ thắng, ai đến sau sẽ thua.

Trích: “cứ vi kỉ hữu” chiếm làm của mình, “thiết cứ” chiếm cứ một phương. Sử Kí

* Theo, y theo

- “cứ lí lực tranh” theo đúng lẽ mà hết sức tranh luận

- “cứ thuyết như thử” theo người ta nói như thế.

* Dẫn chứng, viện dẫn

- “Tử Huyền thiện trì luận, biện cứ minh duệ” , (Lưu Tử Huyền truyện ) Tử Huyền giỏi lí luận, biện biệt dẫn chứng rõ ràng sắc bén.

Trích: “dẫn kinh cứ điển” viện dẫn kinh điển. Tân Đường Thư

Danh từ
* Bằng chứng, chứng cớ

- “xác cứ” bằng cớ chắc chắn

- “vô bằng vô cứ” không có bằng chứng gì cả.

* Họ “Cứ”