- Tổng số nét:6 nét
- Bộ:Khẩu 口 (+3 nét)
- Pinyin:
Tǔ
, Tù
- Âm hán việt:
Thổ
- Nét bút:丨フ一一丨一
- Lục thư:Hình thanh
- Hình thái:⿰口土
- Thương hiệt:RG (口土)
- Bảng mã:U+5410
- Tần suất sử dụng:Cao
Các biến thể (Dị thể) của 吐
Ý nghĩa của từ 吐 theo âm hán việt
Đọc nhanh: 吐 (Thổ). Bộ Khẩu 口 (+3 nét). Tổng 6 nét but (丨フ一一丨一). Ý nghĩa là: 1. nhả ra, 2. nở (hoa), Nhổ, nhả, Nói ra, phát ra, Mọc lên, sinh ra. Từ ghép với 吐 : 上吐下瀉 Thượng thổ hạ tả, vừa nôn mửa vừa tiêu chảy, 嘔吐 Nôn mửa. (Ngr) Nhả ra, 吐痰 Nhổ đờm, khạc nhổ, “thổ tú” 吐秀 nở hoa., “thổ khí” 吐棄 vứt bỏ. Chi tiết hơn...
Từ điển phổ thông
Từ điển Thiều Chửu
- Thổ ra. Vì bệnh gì mà các đồ ăn uống ở trong dạ dầy thốc ra gọi là thổ. Nhà làm thuốc có phép thổ, nghĩa là cho uống thuốc thổ hết tà độc ra cho khỏi bệnh.
- Nói năng. Như thổ từ phong nhã 吐詞風雅 nói lời ra phong nhã.
- Nở ra. Như hoa nở gọi là thổ tú 吐秀.
- Thổ lộ, như thổ lộ chân tình 吐露真情 bầy tỏ hết tình thực.
- Nhả ra, nhà tu tiên nhả cái cũ ra, nuốt cái mới vào gọi là thổ nạp 吐納.
- Vứt bỏ. Như thổ khí 吐棄 nhổ vứt đi.
Từ điển Trần Văn Chánh
* ① Nôn, mửa, thổ, oẹ ra
- 上吐下瀉 Thượng thổ hạ tả, vừa nôn mửa vừa tiêu chảy
- 嘔吐 Nôn mửa. (Ngr) Nhả ra
* Nhổ, nhả
- 吐痰 Nhổ đờm, khạc nhổ
- 蠶吐絲 Tằm nhả tơ. (Ngr) Thổ lộ, nói ra, nhả ra, nở ra, đâm ra
Từ điển trích dẫn
Động từ
* Nhổ, nhả
- “Thổ nhất khẩu thóa mạt” 吐一口唾沫 (A Q chánh truyện 阿Q正傳) Nhổ một bãi nước bọt.
Trích: “thổ đàm” 吐痰 nhổ đờm. Lỗ Tấn 魯迅
* Nói ra, phát ra
- “Từ ô thất kì mẫu, Nha nha thổ ai âm” 慈烏失其母, 啞啞吐哀音 (Từ ô dạ đề 慈烏夜啼) Thương quạ con mất mẹ, Eo óc kêu tiếng buồn.
Trích: “thổ lộ ” 吐露真情 bày tỏ hết tình thực. Bạch Cư Dị 白居易
* Hiện ra, bày ra, lộ ra
- “Mộng đoạn tửu tỉnh san nguyệt thổ” 夢斷酒醒山月吐 (Mai hoa 梅花) Mộng dứt tỉnh rượu trăng núi ló dạng.
Trích: Tôn Địch 孫覿
* Nôn, mửa
- “thổ huyết” 吐血 nôn ra máu
- “thượng thổ hạ tả” 上吐下瀉 vừa nôn mửa vừa tiêu chảy.
* Nhả ra (trả lại)
- “thổ xuất tang khoản” 吐出贓款 nhả tiền tham ô ra.
Danh từ
* Lời nói, văn từ
- “Mĩ tư dong, thiện đàm thổ” 美姿容, 善談吐 (Lương tông thất truyện hạ 梁宗室傳下) Dung mạo đẹp, lời nói khéo.
Trích: Nam sử 南史