• Tổng số nét:10 nét
  • Bộ:Phụ 阜 (+8 nét)
  • Pinyin: Péi
  • Âm hán việt: Bồi
  • Nét bút:フ丨丶一丶ノ一丨フ一
  • Lục thư:Hình thanh
  • Hình thái:⿰⻖咅
  • Thương hiệt:NLYTR (弓中卜廿口)
  • Bảng mã:U+966A
  • Tần suất sử dụng:Cao

Các biến thể (Dị thể) của 陪

  • Cách viết khác

Ý nghĩa của từ 陪 theo âm hán việt

Đọc nhanh: (Bồi). Bộ Phụ (+8 nét). Tổng 10 nét but (フ). Ý nghĩa là: 1. theo bên, 2. tiếp khách, Tăng thêm., Gò đất chồng chất, Người phụ tá, chức quan phó. Từ ghép với : Tôi cùng đi với anh, Anh ấy có thể đi theo anh, Kính tiếp, Tiếp khách, “phụng bồi” kính tiếp Chi tiết hơn...

Bồi

Từ điển phổ thông

  • 1. theo bên
  • 2. tiếp khách

Từ điển Thiều Chửu

  • Bạn, tiếp giúp. Như phụng bồi kính tiếp, bồi khách tiếp khách, v.v.
  • Chức phụ, phàm chức sự gì có chánh có phó thì chức phó gọi là bồi, nghĩa là chức phụ thêm, khi nào chức chánh khuyết thì bổ vào vậy.
  • Hai lần, bầy tôi vua chư hầu đối với Thiên tử tự xưng là bồi thần , nghĩa là bầy tôi của kẻ bầy tôi.
  • Đền trả. Như bồi thường . Có khi viết .
  • Tăng thêm.

Từ điển Trần Văn Chánh

* ① Cùng, theo

- Tôi cùng đi với anh

- Nơi đó anh ấy chưa đi qua, phải có người đi cùng mới được

- Anh ấy có thể đi theo anh

* ② (văn) Tiếp giúp, giúp đỡ, tiếp

- Kính tiếp

- Tiếp khách

Từ điển trích dẫn

Danh từ
* Gò đất chồng chất
* Người phụ tá, chức quan phó

- “Nhĩ đức bất minh, dĩ vô bồi vô khanh” , (Đại nhã , Đãng ) Đức hạnh nhà vua không sáng tỏ, Không có quan giúp việc và khanh sĩ (xứng đáng).

Trích: Thi Kinh

* Người được mời để tiếp khách

- “kim thiên năng thỉnh nhĩ lai tác bồi, thập phần quang vinh” , hôm nay mời được ông đến (làm người) tiếp khách cho, thật là vinh hạnh.

Động từ
* Làm bạn, theo cùng, tiếp

- “phụng bồi” kính tiếp

- “bồi khách” tiếp khách.

* Giúp đỡ, phụ trợ
* Đền trả
* Mất, tổn thất

- “Chu lang diệu kế an thiên hạ, Bồi liễu phu nhân hựu chiết binh” , (Đệ ngũ thập ngũ hồi) Chu Du mẹo giỏi yên thiên hạ, Đã mất phu nhân lại thiệt quân (Phan Kế Bính dịch).

Trích: Tam quốc diễn nghĩa

Tính từ
* Hai lần, chồng chất

- Bầy tôi vua chư hầu đối với thiên tử tự xưng là “bồi thần” , nghĩa là bầy tôi của kẻ bầy tôi.