• Tổng số nét:10 nét
  • Bộ:Nhục 肉 (+6 nét)
  • Pinyin: Tiáo , Xiū
  • Âm hán việt: Tu
  • Nét bút:ノ丨丨ノフ丶丨フ一一
  • Lục thư:Hình thanh
  • Hình thái:⿲亻丨⿱夂月
  • Thương hiệt:OLOB (人中人月)
  • Bảng mã:U+8129
  • Tần suất sử dụng:Rất thấp

Các biến thể (Dị thể) của 脩

  • Cách viết khác

    𠋛 𢕦

Ý nghĩa của từ 脩 theo âm hán việt

Đọc nhanh: (Tu). Bộ Nhục (+6 nét). Tổng 10 nét but (ノノフ). Ý nghĩa là: nem thịt, Khô kháo., Xâu, bó thịt khô, Họ “Tu”, Làm cho khô, phơi khô. Từ ghép với : E không lập được tiếng tốt (Khuất Nguyên Chi tiết hơn...

Tu

Từ điển phổ thông

  • nem thịt

Từ điển Thiều Chửu

  • Nem, thịt thái bóp thính cho khô gọi là tu. Ngày xưa đến chơi đâu mang một gói nem để làm quà. Học trò đến xin học cũng mang theo bó nem (thúc tu ) làm lễ. Vì thế nên đời sau gọi những bổng lộc của thầy giáo là thúc tu, có khi gọi tắt là tu. Luận ngữ : Tự hành thúc tu dĩ thượng, ngô vị thường vô hối yên ai dâng lễ để xin học thì từ một bó nem trở lên, ta chưa từng (chê là ít) mà không dạy.
  • Sửa, dài. Cùng nghĩa với chữ tu .
  • Khô kháo.

Từ điển Trần Văn Chánh

* ⑥ (văn) Tốt

- E không lập được tiếng tốt (Khuất Nguyên

* ⑦ (văn) Viết, biên soạn

- Tu thư

Từ điển trích dẫn

Danh từ
* Xâu, bó thịt khô

- “Tự hành thúc tu dĩ thượng, ngô vị thường vô hối yên” , Ai dâng lễ để xin học thì từ một xâu thịt khô trở lên, ta chưa từng (chê là ít) mà không dạy.

Trích: Học trò đến xin học cũng mang theo biếu thầy làm lễ, gọi là “thúc tu” . Vì thế nên đời sau gọi những bổng lộc của thầy giáo là “thúc tu”, có khi gọi tắt là “tu”. Luận Ngữ

* Họ “Tu”
Động từ
* Làm cho khô, phơi khô
* Sửa, sửa cho hay tốt hơn

- “Lão Tử tu đạo đức” (Lão Tử Hàn Phi truyện ) Lão Tử tu sửa đạo đức.

Trích: Sử Kí

* Rửa sạch, quét dọn

- “Xuân thu tu kì tổ miếu” (Trung Dung ) Bốn mùa quét dọn miếu thờ tổ tiên.

Trích: Lễ Kí

Tính từ
* Dài, lâu, xa

- “Sanh hữu tu đoản chi mệnh” (Tây chinh phú 西) Sinh ra có mạng dài ngắn.

Trích: Phan Nhạc

* Tốt, đẹp

- “Lão nhiễm nhiễm kì tương chí hề, khủng tu danh chi bất lập” , (Li tao ) Tuổi già dần dần tới hề, sợ rằng tiếng tăm tốt không còn mãi.

Trích: Khuất Nguyên