• Tổng số nét:11 nét
  • Bộ:Ma 麻 (+0 nét)
  • Pinyin: Mā , Má
  • Âm hán việt: Ma
  • Nét bút:丶一ノ一丨ノ丶一丨ノ丶
  • Lục thư:Hội ý
  • Thương hiệt:IJCC (戈十金金)
  • Bảng mã:U+9EBB
  • Tần suất sử dụng:Rất cao

Các biến thể (Dị thể) của 麻

  • Cách viết khác

    𦲬

  • Thông nghĩa

Ý nghĩa của từ 麻 theo âm hán việt

Đọc nhanh: (Ma). Bộ Ma (+0 nét). Tổng 11 nét but (). Ý nghĩa là: cây gai, “Đại ma” cây gai, đay, Quần áo để tang, “Hồ ma” cây vừng, có khi gọi là “chi ma” hay “du ma” , Họ “Ma”. Từ ghép với : Tương vừng, Dầu vừng, Tê chân, Nó bị lốm đốm trên mặt, Trời vừa nhá nhem tối. Xem [má]. Chi tiết hơn...

Ma

Từ điển phổ thông

  • cây gai

Từ điển Thiều Chửu

  • Ðại ma cây gai. Có khi gọi là hoả ma hay hoàng ma . Có hai giống đực và cái, giống đực gọi là mẫu ma , giống cái gọi là tử ma . Sang tiết xuân phân mới gieo hạt, trước sau tiết hạ chí mới nở hoa, sắc trắng xanh xanh. Gai đực có năm nhị, gai cái có một nhị. Gai đực thì khi hoa rụng hết liền nhổ, ngâm nước bóc lấy vỏ, mềm nhũn mà có thớ dài, dùng để dệt vải thưa. Gai cái thì đến mùa thu mới cắt, bóc lấy hạt rồi mới đem ngâm, dùng để dệt sô gai, vì nó đen và xù xì nên chỉ dùng làm đồ tang và túi đựng đồ thôi. Hạt nó cũng ăn được.
  • Hồ ma cây vừng, có khi gọi là chi ma hay du ma . Hạt nó có hai thứ đen và trắng. Tương truyền rằng ông Trương Khiên đem giống ở Tây Vực 西 về, nên gọi là hồ ma.

Từ điển Trần Văn Chánh

* ③ Vừng, mè

- Tương vừng

- Dầu vừng

* ④ Nhám

- Thứ giấy này một mặt nhẵn, một mặt nhám

* ⑤ Rỗ

- Mặt rỗ

* ⑥ Tê

- Tê chân

- Tê tay

* ⑧ Có đốm, lốm đốm

- Nó bị lốm đốm trên mặt

* 麻麻黑ma ma hắc [mamahei] (đph) Chạng vạng, nhá nhem tối

- Trời vừa nhá nhem tối. Xem [má].

Từ điển trích dẫn

Danh từ
* “Đại ma” cây gai, đay

- Có hai giống đực và cái, giống đực gọi là “mẫu ma” , giống cái gọi là “tử ma” . Sang tiết xuân phân mới gieo hạt, trước sau tiết hạ chí mới nở hoa, sắc trắng xanh xanh. Hạt nó ăn được.

* Quần áo để tang

- Gai đực thì khi hoa rụng hết liền nhổ, ngâm nước bóc lấy vỏ, mềm nhũn mà có thớ dài, dùng để dệt vải thưa. Gai cái thì đến mùa thu mới cắt, bóc lấy hạt rồi mới đem ngâm, dùng để dệt sô gai, vì nó đen và xù xì nên chỉ dùng làm đồ tang. “ti ma” áo xô gai (để tang).

* “Hồ ma” cây vừng, có khi gọi là “chi ma” hay “du ma”

- Tương truyền Trương Khiên đem giống ở Tây Vực 西 về, nên gọi là “hồ ma”.

* Họ “Ma”
Động từ
* Mất hết cảm giác, tê

- “ma mộc” tê dại.

Tính từ
* Làm bằng gai

- “ma hài” giày gai.

* Tê liệt
* Đờ đẫn, bần thần
* Nhiều nhõi, phiền toái, rầy rà

- “ma phiền” phiền toái.

* Sần sùi, thô tháo

- “ma kiểm” mặt rỗ.