• Tổng số nét:7 nét
  • Bộ:Sĩ 士 (+4 nét)
  • Pinyin: Zhuàng
  • Âm hán việt: Trang Tráng
  • Nét bút:フ丨一ノ一丨一
  • Lục thư:Hình thanh
  • Hình thái:⿰爿士
  • Thương hiệt:VMG (女一土)
  • Bảng mã:U+58EF
  • Tần suất sử dụng:Rất cao

Các biến thể (Dị thể) của 壯

  • Cách viết khác

    𢩿 𩡽

  • Giản thể

  • Khác nét viết

    𡉟

Ý nghĩa của từ 壯 theo âm hán việt

Đọc nhanh: (Trang, Tráng). Bộ Sĩ (+4 nét). Tổng 7 nét but (フ). Ý nghĩa là: 1. mạnh mẽ, Nhanh chóng., Mạnh mẽ, cường kiện, Hào hùng, lớn lao, Thời kì từ ba mươi đến bốn mươi tuổi. Từ ghép với : Anh ấy khỏe lắm, Khỏe mạnh, vạm vỡ, Để tăng thêm thanh thế, “cường tráng” khỏe mạnh. Chi tiết hơn...

Tráng

Từ điển phổ thông

  • 1. mạnh mẽ
  • 2. người đến 30 tuổi

Từ điển Thiều Chửu

  • Mạnh mẽ. Người đến ba mươi tuổi gọi là tráng, nghĩa là đang lúc tinh lực đang mạnh mẽ vậy. Phàm cái gì bề trong đầy đủ mà bề ngoài có vẻ lớn lao đều gọi là tráng, như hùng tráng , bi tráng , hoành tráng , v.v.
  • Nhanh chóng.
  • Mồi, thầy thuốc dùng mồi ngải đốt chữa bệnh, mỗi lần đốt gọi là một tráng.

Từ điển Trần Văn Chánh

* ① Khỏe, mạnh mẽ, cường tráng

- Anh ấy khỏe lắm

- Khỏe mạnh, vạm vỡ

* ② Tăng, làm cho mạnh thêm

- Để tăng thêm thanh thế

Từ điển trích dẫn

Tính từ
* Mạnh mẽ, cường kiện

- “cường tráng” khỏe mạnh.

* Hào hùng, lớn lao

- “Cung thất tráng lệ” (Khảo thành hoàng ) Cung điện cao lớn lộng lẫy.

Trích: “tráng chí” ý chí hùng mạnh, “hào ngôn tráng ngữ” lời nói hào hùng. Liêu trai chí dị

Danh từ
* Thời kì từ ba mươi đến bốn mươi tuổi

- “Nhân sanh thập niên viết ấu học; nhị thập viết nhược quan; tam thập viết tráng” ; ; (Khúc lễ thượng ) Người ta mười tuổi là ấu niên (học vỡ lòng); hai mươi là thành niên (làm lễ đội nón); ba mươi là tráng niên.

Trích: Lễ Kí

* Mồi thuốc, thầy thuốc dùng mồi ngải đốt chữa bệnh, mỗi lần đốt gọi là một “tráng”
* Tên khác của tháng tám âm lịch
* Họ “Tráng”
Động từ
* Làm cho lớn lên, khoách đại

- “tráng đại thanh thế” làm cho thanh thế to lớn thêm.

* Khen ngợi, khâm phục

- “Tráng kì văn từ, ích dục vãng nhất quan nhi độc chi, dĩ vong ngô ưu” , , (Tân tu Đằng vương các kí ) Khâm phục văn từ đó, càng muốn đến xem và đọc, để quên phiền muộn của ta.

Trích: Hàn Dũ