• Tổng số nét:11 nét
  • Bộ:Ngôn 言 (+4 nét)
  • Pinyin: é
  • Âm hán việt: Ngoa
  • Nét bút:丶一一一丨フ一ノ丨ノフ
  • Lục thư:Hình thanh
  • Hình thái:⿰言化
  • Thương hiệt:YROP (卜口人心)
  • Bảng mã:U+8A1B
  • Tần suất sử dụng:Trung bình

Các biến thể (Dị thể) của 訛

  • Cách viết khác

  • Thông nghĩa

  • Giản thể

Ý nghĩa của từ 訛 theo âm hán việt

Đọc nhanh: (Ngoa). Bộ Ngôn (+4 nét). Tổng 11 nét but (ノフ). Ý nghĩa là: 1. làm bậy, 2. sai, nhầm, Hoá., Động., Sai lầm. Từ ghép với : Nghe nhầm đồn bậy, Cảm hoá lòng ngươi (Thi Kinh, Có con nằm ngủ, có con động đậy (Thi Kinh Chi tiết hơn...

Ngoa

Từ điển phổ thông

  • 1. làm bậy
  • 2. sai, nhầm

Từ điển Thiều Chửu

  • Làm bậy. Như ngoa ngôn lời nói bậy, ngoa tự chữ sai, v.v.
  • Tại cớ gì mà hạch đòi tiền của cũng gọi là ngoa. Như ngoa trá lừa gạt.
  • Hoá.
  • Động.

Từ điển Trần Văn Chánh

* ① Sai, nhầm, bậy

- Chữ sai

- Nghe nhầm đồn bậy

* ③ (văn) Cảm hoá

- Cảm hoá lòng ngươi (Thi Kinh

* ④ (văn) Động đậy (dùng như 吪, bộ 口)

- Có con nằm ngủ, có con động đậy (Thi Kinh

Từ điển trích dẫn

Danh từ
* Sai lầm

- “Bách thế chủng mậu ngoa, Di luân nhật đồi bĩ” , (San bắc kỉ hành ) Trăm đời nối theo sai lầm, Đạo lí ngày một suy đồi.

Trích: Chu Hi

* Lời phao đồn không có căn cứ

- “dĩ ngoa truyền ngoa” lời đồn đãi không chính xác kế tiếp nhau truyền đi.

* Họ “Ngoa”
Tính từ
* Sai, không đúng thật, không chính xác

- “Dân chi ngoa ngôn, Ninh mạc chi trừng?” , (Tiểu nhã , Miện thủy ) Những lời sai trái của dân, Há sao không ngăn cấm?

Trích: “ngoa ngôn” lời nói bậy, “ngoa tự” chữ sai. Thi Kinh

Động từ
* Hạch sách, dối gạt, lừa bịp, vu khống

- “Ngoa tha tha khiếm quan ngân, nã tha đáo nha môn lí khứ” , (Đệ tứ thập bát hồi) Vu cho nó thiếu tiền công, bắt nó đến cửa quan.

Trích: “ngoa trá” lừa gạt. Hồng Lâu Mộng

* Cảm hóa

- “Thức ngoa nhĩ tâm, Dĩ húc vạn bang” , (Tiểu nhã , Tiết nam san ) Hầu mong cảm hóa lòng ngài, Mà nuôi dưỡng muôn nước.

Trích: Thi Kinh