• Tổng số nét:5 nét
  • Bộ:Công 工 (+2 nét)
  • Pinyin: Qiǎo
  • Âm hán việt: Xảo
  • Nét bút:一丨一一フ
  • Lục thư:Hình thanh
  • Hình thái:⿰工丂
  • Thương hiệt:MMVS (一一女尸)
  • Bảng mã:U+5DE7
  • Tần suất sử dụng:Rất cao

Các biến thể (Dị thể) của 巧

  • Cách viết khác

    𢩨

Ý nghĩa của từ 巧 theo âm hán việt

Đọc nhanh: (Xảo). Bộ Công (+2 nét). Tổng 5 nét but (フ). Ý nghĩa là: khéo léo, Khéo., Thông minh, linh hoạt, Khéo, giỏi, Tươi, đẹp. Từ ghép với : Anh ấy rất khéo tay, Đến vừa đúng lúc, Cười tươi, Lời nói giả dối, “linh xảo” bén nhạy. Chi tiết hơn...

Xảo

Từ điển phổ thông

  • khéo léo

Từ điển Thiều Chửu

  • Khéo.
  • Tươi, như xảo tiếu cười tươi.
  • Dối giả, như xảo ngôn nói dối giả.
  • Vừa hay, như thấu xảo không hẹn mà gặp.
  • Tục quen cứ đến ngày 7 tháng 7 làm cỗ bàn cầu cúng hai ngôi sao Khiên-ngưu Chức-nữ để xin ban tài khéo cho đàn bà con gái gọi là khất xảo . Tục gọi tháng 7 là xảo nguyệt là bởi đó.

Từ điển Trần Văn Chánh

* ① Khéo, khéo léo, tài khéo

- Anh ấy rất khéo tay

- Xin tài khéo (tục lệ đến ngày 7 tháng 7 cầu cúng hai ngôi sao Khiên Ngưu và Chức Nữ, để xin ban tài khéo cho đàn bà con gái)

* ② Vừa đúng lúc, vừa vặn

- Đến vừa đúng lúc

* ③ (văn) Tươi xinh

- Cười tươi

* ④ (văn) Giả dối

- Lời nói giả dối

* 巧月

- xảo nguyệt [qiăo yuè] (Tên gọi khác của) tháng Bảy âm lịch.

Từ điển trích dẫn

Tính từ
* Thông minh, linh hoạt

- “linh xảo” bén nhạy.

* Khéo, giỏi

- “xảo thủ” khéo tay.

* Tươi, đẹp

- “xảo tiếu” tươi cười.

* Giả dối, hư ngụy

- “xảo ngôn” lời nói dối.

* Giá rẻ

- “Hoa nhi chân hảo, Giá nhi chân xảo, Xuân quang tiện mại bằng nhân yếu” , , (Mại hoa nữ ).

Trích: Lưu Đại Bạch

Danh từ
* Tài khéo, tài nghệ

- “Thiên cơ vạn xảo tận thành không” (Đồng Tước đài ) Rốt cuộc muôn khéo nghìn khôn cũng thành không tất cả.

Trích: Nguyễn Du

* Tục quen cứ đến ngày 7 tháng 7 làm cỗ bàn cầu cúng hai ngôi sao “Khiên Ngưu” và “Chức Nữ” để xin ban tài khéo cho đàn bà con gái gọi là “khất xảo”

- Tục gọi tháng 7 là “xảo nguyệt” là bởi đó.

Phó từ
* Vừa hay, đúng lúc, tình cờ, ngẫu nhiên

- “Khả xảo Phượng Thư chi huynh Vương Nhân dã chánh tiến kinh” (Đệ tứ thập cửu hồi) Đúng lúc anh Phượng Thư là Vương Nhân cũng lên kinh đô.

Trích: “thấu xảo” không hẹn mà gặp. Hồng Lâu Mộng