- Tổng số nét:15 nét
- Bộ:Miên 宀 (+12 nét)
- Pinyin:
Xiě
- Âm hán việt:
Tả
- Nét bút:丶丶フノ丨一フ一一ノフ丶丶丶丶
- Lục thư:Hình thanh
- Hình thái:⿱宀舄
- Thương hiệt:JHXF (十竹重火)
- Bảng mã:U+5BEB
- Tần suất sử dụng:Rất cao
Các biến thể (Dị thể) của 寫
-
Cách viết khác
㝍
䥱
瀉
-
Giản thể
写
-
Thông nghĩa
冩
Ý nghĩa của từ 寫 theo âm hán việt
Đọc nhanh: 寫 (Tả). Bộ Miên 宀 (+12 nét). Tổng 15 nét but (丶丶フノ丨一フ一一ノフ丶丶丶丶). Ý nghĩa là: 1. viết, chép, 3. đúc tượng, Ðúc tượng., Đặt để, Viết. Từ ghép với 寫 : 寫信 Viết thư, 寫對聯 Viết câu đối, 寫小說 Viết (sáng tác) tiểu thuyết, tả sinh [xiâsheng] Vẻ cảnh vật thật;, 以寫我憂 Để làm tan nỗi lo của ta (Thi Kinh). Chi tiết hơn...
Từ điển phổ thông
- 1. viết, chép
- 2. dốc hết ra, tháo ra
- 3. đúc tượng
Từ điển Thiều Chửu
- Dốc hết ra, tháo ra, như kinh Thi nói dĩ tả ngã ưu 以寫我憂 để dốc hết lòng lo của ta ra. Nay thường nói sự ưu du tự đắc là tả ý 寫意 nghĩa là ý không bị uất ức vậy.
- Viết, sao chép.
- Phỏng theo nét bút, như vẽ theo tấm ảnh đã chụp ra gọi là tả chân 寫真 vẽ theo hình vóc loài vật sống gọi là tả sinh 寫生.
- Ðúc tượng.
Từ điển Trần Văn Chánh
* ① Viết, biên, sáng tác
- 寫信 Viết thư
- 寫對聯 Viết câu đối
- 寫小說 Viết (sáng tác) tiểu thuyết
* 寫生
- tả sinh [xiâsheng] Vẻ cảnh vật thật;
* ⑤ (văn) Dốc hết ra, tháo ra, làm cho tan
- 以寫我憂 Để làm tan nỗi lo của ta (Thi Kinh).
Từ điển trích dẫn
Động từ
* Viết
- “mặc tả” 默寫 viết thuộc lòng
- “tả cảo tử” 寫稿子 viết bản thảo
- “tả đối liên” 寫對聯 viết câu đối.
* Sao chép, sao lục
- “Trí tả thư chi quan” 置寫書之官 (Nghệ văn chí 藝文志) Đặt quan sao lục sách.
Trích: Hán Thư 漢書
* Miêu tả
- “tả cảnh” 寫景 miêu tả cảnh vật (bằng thơ, văn hoặc tranh vẽ)
- “tả sanh” 寫生 vẽ theo cảnh vật thật, sống động.
* Đúc tượng
- “Vương lệnh công dĩ lương kim tả Phạm Lãi chi trạng, nhi triều lễ chi” 王令工以良金寫范蠡之狀, 而朝禮之 (Việt ngữ 越語) Vua ra lệnh cho thợ dùng vàng tốt đúc tượng Phạm Lãi để lễ bái.
Trích: Quốc ngữ 國語
* Dốc hết ra, tháo ra, trút ra
- “Giá ngôn xuất du, Dĩ tả ngã ưu” 駕言出遊, 以寫我憂 (Bội phong 邶風, Tuyền thủy 泉水) Thắng xe ra ngoài dạo chơi, Để trút hết nỗi buồn của ta.
Trích: “tả ý nhi” 寫意兒 thích ý. Thi Kinh 詩經