- Tổng số nét:16 nét
- Bộ:Vũ 羽 (+10 nét)
- Pinyin:
Hàn
- Âm hán việt:
Hàn
- Nét bút:一丨丨フ一一一丨ノ丶フ丶一フ丶一
- Lục thư:Hình thanh
- Hình thái:⿸⿰𠦝人羽
- Thương hiệt:JJOSM (十十人尸一)
- Bảng mã:U+7FF0
- Tần suất sử dụng:Cao
Các biến thể (Dị thể) của 翰
-
Cách viết khác
鶾
𠣍
𦒋
𨍚
𨎰
𩙴
𩙶
Ý nghĩa của từ 翰 theo âm hán việt
Đọc nhanh: 翰 (Hàn). Bộ Vũ 羽 (+10 nét). Tổng 16 nét but (一丨丨フ一一一丨ノ丶フ丶一フ丶一). Ý nghĩa là: 2. cái bút, Cỗi gốc., Gà trời., Ngựa trắng., Một loài gà núi, thân có lông năm màu. Từ ghép với 翰 : Còn gọi là “cẩm kê” 錦雞., “hàn mặc” 翰墨 bút mực, “huy hàn” 揮翰 vẫy bút., “văn hàn” 文翰 việc văn chương bút mực Chi tiết hơn...
Từ điển phổ thông
- 1. lông cánh chim
- 2. cái bút
- 3. quan hàn lâm coi việc văn thư
Từ điển Thiều Chửu
- Lông cánh chim, lông cánh chim dài mà cứng gọi là hàn, vì thế nên bay cao cũng gọi là hàn.
- Giúp rập, thiên tử phong các công thần làm chư hầu để che chở nhà vua gọi là bình hàn 屏翰 hay phan hàn 藩翰 nói ý như cái cánh chim để che chở thân chim vậy.
- Ngày xưa dùng lông chim làm bút viết, cho nên gọi hàn là cái bút. Thơ từ chính tay viết ra gọi là thủ hàn 手翰. Cũng như thủ thư 手書.
- Quan hàn lâm coi về việc văn thư.
- Cỗi gốc.
- Gà trời.
- Ngựa trắng.
Từ điển Trần Văn Chánh
* 翰墨
- hàn mặc [hànmò] (văn) Bút mực, bút nghiên. (Ngr) Văn chương;
Từ điển trích dẫn
Danh từ
* Một loài gà núi, thân có lông năm màu
- Còn gọi là “cẩm kê” 錦雞.
* Văn chương, văn từ, thư tín
- “văn hàn” 文翰 việc văn chương bút mực
- “thủ hàn” 手翰 thư từ chính tay viết (cũng như “thủ thư” 手書).
* Văn tài
- “Kì hữu sử hàn, dục lệnh nhập Thiên Lộc” 其有史翰, 欲令入天祿 (Cao Dật truyện 高逸傳) Nếu có văn tài về sử, ta muốn cho vào Thiên Lộc các (nơi tàng trữ điển tịch, do vua Hán Cao Tổ sáng lập).
Trích: Nam Tề Thư 南齊書
* Ngựa màu trắng
- “Nhung sự thừa hàn” 戎事乘翰 (Đàn cung thượng 檀弓上) Việc binh cưỡi ngựa trắng.
Trích: Lễ Kí 禮記
* Rường cột, lương đống
- “Duy Thân cập Phủ, Duy Chu chi hàn” 維申及甫, 維周之翰 (Đại nhã 大雅, Tung cao 崧高) Chỉ có Thân Bá và Phủ Hầu, Là rường cột của nhà Chu.
Trích: Thi Kinh 詩經
Động từ
* Bay cao
- “Long hàn vu thiên” 龍翰于天 (Ứng quái 應卦) Rồng bay cao trên trời.
Trích: Thái Huyền Kinh 太玄經