• Tổng số nét:22 nét
  • Bộ:Kim 金 (+14 nét)
  • Pinyin: Jiàn
  • Âm hán việt: Giám
  • Nét bút:ノ丶一一丨丶ノ一一丨フ一丨フノ一丶丨フ丨丨一
  • Lục thư:Hình thanh
  • Hình thái:⿰金監
  • Thương hiệt:CSIT (金尸戈廿)
  • Bảng mã:U+9451
  • Tần suất sử dụng:Rất thấp

Các biến thể (Dị thể) của 鑑

  • Cách viết khác

    𨰲

  • Thông nghĩa

  • Giản thể

    𰾫

Ý nghĩa của từ 鑑 theo âm hán việt

Đọc nhanh: (Giám). Bộ Kim (+14 nét). Tổng 22 nét but (ノフノ). Ý nghĩa là: Gương soi, Khả năng soi xét, năng lực thị sát, Sự việc có thể lấy làm gương răn bảo, tấm gương, Vật làm tin, vật để chứng minh, Họ “Giám”. Từ ghép với : “ấn giám” ấn tín, dấu làm tin. Chi tiết hơn...

Giám

Từ điển phổ thông

  • cái gương soi bằng đồng

Từ điển Thiều Chửu

  • Cái gương soi. Ngày xưa dùng đồng làm gương soi gọi là giám. Ðem các việc hỏng trước chép vào sách để làm gương soi cũng gọi là giám. Như ông Tư Mã Quang làm bộ Tư trị thông giám nghĩa là pho sử để soi vào đấy mà giúp thêm các cách trị dân.

Từ điển trích dẫn

Danh từ
* Gương soi

- “Giám minh tắc trần cấu bất chỉ” (Đức sung phù ) Gương sáng thì bụi vẩn không đọng.

Trích: Trang Tử

* Khả năng soi xét, năng lực thị sát

- “tri nhân chi giám” khả năng xem xét biết người.

* Sự việc có thể lấy làm gương răn bảo, tấm gương

- “tiền xa chi giám” tấm gương của xe đi trước.

* Vật làm tin, vật để chứng minh

- “ấn giám” ấn tín, dấu làm tin.

* Họ “Giám”
Động từ
* Soi, chiếu

- “Nhân mạc giám ư lưu thủy, nhi giám ư chỉ thủy” , (Đức sung phù ) Người ta không ai soi ở làn nước chảy, mà soi ở làn nước dừng.

Trích: Trang Tử

* Xem xét, thẩm sát, thị sát

- “Giám vật ư triệu bất ư thành” (Vị nhân dữ thục vực phụ lão thư ) Xem xét vật khi mới phát sinh, không phải khi đã thành.

Trích: Vương Bột

* Lấy làm gương răn bảo

- “Hậu nhân ai chi nhi bất giám chi” (A Phòng cung phú ) Người đời sau thương xót cho họ mà không biết lấy đó làm gương.

Trích: Đỗ Mục