- Tổng số nét:16 nét
- Bộ:Nhân 人 (+14 nét)
- Pinyin:
Rú
- Âm hán việt:
Nho
Nhu
- Nét bút:ノ丨一丶フ丨丶丶丶丶一ノ丨フ丨丨
- Lục thư:Hình thanh
- Hình thái:⿰亻需
- Thương hiệt:OMBB (人一月月)
- Bảng mã:U+5112
- Tần suất sử dụng:Cao
Các biến thể (Dị thể) của 儒
-
Thông nghĩa
㐵
-
Cách viết khác
偄
𠍶
𣽈
Ý nghĩa của từ 儒 theo âm hán việt
Đọc nhanh: 儒 (Nho, Nhu). Bộ Nhân 人 (+14 nét). Tổng 16 nét but (ノ丨一丶フ丨丶丶丶丶一ノ丨フ丨丨). Ý nghĩa là: 1. học trò, 2. nho nhã, 3. đạo Nho, Thuật sĩ ngày xưa, chỉ chung những người có tài nghệ hoặc kiến thức đặc thù, Học giả, người có học thức. Từ ghép với 儒 : 儒家 Nhà nho., “nho phong” 儒風, “nho nhã” 儒雅. Chi tiết hơn...
Từ điển phổ thông
- 1. học trò
- 2. nho nhã
- 3. đạo Nho
Từ điển Thiều Chửu
- Học trò. Tên chung của những người có học, như thạc học thông nho 碩學通儒 người học giỏi hơn người.
- Nho nhã. Phàm cái gì có văn vẻ nề nép đều gọi là nho. Như nho phong 儒風, nho nhã 儒雅, v.v.
- Ðạo Nho, bây giờ thường gọi đạo học của đức Khổng là Nho giáo 儒教 để phân biệt với Ðạo giáo 道教, Phật giáo 佛教 vậy.
Từ điển Trần Văn Chánh
* ① Nho, người có học thức, học trò (chỉ chung người học sâu hiểu rộng thời xưa)
* ② [Rú] Đạo nho, nho học (một học phái do Khổng Tử sáng lập thời Chiến quốc ở Trung Quốc)
Từ điển trích dẫn
Danh từ
* Thuật sĩ ngày xưa, chỉ chung những người có tài nghệ hoặc kiến thức đặc thù
* Học giả, người có học thức
- “Hốt kiến cách bích hồ lô miếu nội kí cư đích nhất cá cùng nho tẩu liễu xuất lai” 忽見隔壁葫蘆廟內寄居的一個窮儒走了出來 (Đệ nhất hồi) Chợt thấy, cách tường trong miếu Hồ Lô, một nhà nho nghèo ở trọ vừa đi đến.
Trích: “thạc học thông nho” 碩學通儒 người học giỏi hơn người. Hồng Lâu Mộng 紅樓夢
* Đạo Nho, tức học phái do “Khổng Tử” 孔子 khai sáng