• Tổng số nét:4 nét
  • Bộ:Hựu 又 (+2 nét)
  • Pinyin: Yǒu
  • Âm hán việt: Hữu
  • Nét bút:一ノフ丶
  • Lục thư:Hình thanh & hội ý
  • Hình thái:⿸𠂇又
  • Thương hiệt:KE (大水)
  • Bảng mã:U+53CB
  • Tần suất sử dụng:Rất cao

Các biến thể (Dị thể) của 友

  • Cách viết khác

    𠬺 𦐮 𦐯 𦫹 𦬧

Ý nghĩa của từ 友 theo âm hán việt

Đọc nhanh: (Hữu). Bộ Hựu (+2 nét). Tổng 4 nét but (ノフ). Ý nghĩa là: bạn bè, Bạn (cùng lòng, cùng chí hướng với nhau), Tên chức quan cận thần, Đồng bạn, Người cùng trường, cùng lớp, cùng chức nghiệp, cùng tôn giáo. Từ ghép với : Bạn tốt, bạn thân, Nước bạn, Bạn chiến đấu, Hữu nghị, Chỉ hiếu thuận với anh em. Chi tiết hơn...

Hữu

Từ điển phổ thông

  • bạn bè

Từ điển Thiều Chửu

  • Bạn, cùng lòng cùng chí chơi với nhau gọi là hữu. Nước nào có tình đi lại thân thiện với nước mình gọi là hữu bang .
  • Thuận, ăn ở với anh em phải đạo gọi là hữu. Như duy hiếu hữu vu huynh đệ bui hiếu thuận chưng anh em. Bây giờ gọi anh em là hữu vu là bởi nghĩa đó.

Từ điển Trần Văn Chánh

* ① Bạn

- Bạn tốt, bạn thân

- Nước bạn

- Bạn chiến đấu

* ② Hữu hảo, thân ái, hoà thuận

- Hữu hảo

- Hữu nghị

- Chỉ hiếu thuận với anh em.

Từ điển trích dẫn

Danh từ
* Bạn (cùng lòng, cùng chí hướng với nhau)

- “Dữ bằng hữu giao nhi bất tín hồ?” (Học nhi ) Giao thiệp với bạn bè, có thành tín không?

Trích: “bằng hữu” bạn bè, “chí hữu” bạn thân. Luận Ngữ

* Tên chức quan cận thần
* Đồng bạn

- “tửu hữu” bạn uống rượu

- “đổ hữu” bạn cờ bạc.

* Người cùng trường, cùng lớp, cùng chức nghiệp, cùng tôn giáo

- “giáo hữu” bạn cùng theo một đạo

- “hiệu hữu” bạn cùng trường

- “công hữu” bạn thợ cùng làm việc.

* Chỉ anh em

- “hữu ư chi nghị” tình nghĩa anh em.

Tính từ
* Anh em hòa thuận

- “duy hiếu hữu vu huynh đệ” chỉ hiếu thuận với anh em. § Bây giờ gọi anh em là “hữu vu” là bởi nghĩa đó.

* Thân, thân thiện

- “hữu thiện” thân thiện.

Động từ
* Hợp tác
* Làm bạn, kết giao, kết thân

- “hữu kết” làm bạn

- “hữu trực” kết giao với người chính trực

- “hữu nhân” làm bạn với người có đức nhân.

* Giúp đỡ, nâng đỡ

- “Xuất nhập tương hữu” (Đằng Văn Công thượng ) Láng giềng giúp đỡ lẫn nhau.

Trích: Mạnh Tử