• Tổng số nét:7 nét
  • Bộ:Kỳ 示 (+3 nét)
  • Pinyin: Shè
  • Âm hán việt:
  • Nét bút:丶フ丨丶一丨一
  • Lục thư:Hội ý
  • Hình thái:⿰⺭土
  • Thương hiệt:IFG (戈火土)
  • Bảng mã:U+793E
  • Tần suất sử dụng:Rất cao

Các biến thể (Dị thể) của 社

  • Cách viết khác

    𡉹 𣒮 𣴳 𥙭 𥙲

Ý nghĩa của từ 社 theo âm hán việt

Đọc nhanh: (Xã). Bộ Kỳ (+3 nét). Tổng 7 nét but (). Ý nghĩa là: 1. thần đất, Thần đất (thổ địa), Nơi thờ cúng thần đất, Ngày tế lễ thần đất, Đơn vị hành chánh. Từ ghép với : Sơn hà xã tắc, Hợp tác xã, Công xã Pa-ri, Thông tấn xã, hãng tin, “xã tắc” Chi tiết hơn...

Từ điển phổ thông

  • 1. thần đất
  • 2. đền thờ thần đất

Từ điển Thiều Chửu

  • Ðền thờ thổ địa.
  • Xã hội, ngày xưa cứ mỗi khu 25 nhà là một xã, để cùng mưu tính các việc công ích gọi là xã hội . Kết hợp nhiều người là một đoàn thể mà cùng có quan hệ chung như nhau cũng gọi là xã hội, vì thế hễ ai rủ rê các người đồng chí làm một việc gì gọi là kết xã , như thi xã làng thơ, hội thơ, văn xã làng văn, hội văn. Phàm họp nhiều người làm một việc gì cũng gọi là xã. Như hội xã cũng như công ti.
  • Ngày xã, ngày mậu sau ngày lập xuân năm ngày gọi là ngày xuân xã , ngày mậu sau ngày lập thu năm ngày gọi là ngày thu xã .

Từ điển Trần Văn Chánh

* ① (cũ) Xã, đền thờ thổ địa (nơi thờ thổ thần thời xưa)

- Sơn hà xã tắc

- Tế xã

* ② Xã (chỉ một hay nhiều tổ chức)

- Hợp tác xã

- Công xã Pa-ri

- Thông tấn xã, hãng tin

Từ điển trích dẫn

Danh từ
* Thần đất (thổ địa)

- “xã tắc”

- “xã” là thần đất

- “tắc” là thần lúa.

* Nơi thờ cúng thần đất

- “xã tắc” nơi thờ cúng thần đất và thần lúa. § Do đó còn có nghĩa là đất nước.

* Ngày tế lễ thần đất

- Ngày mậu sau ngày lập xuân năm ngày gọi là ngày “xuân xã” , ngày mậu sau ngày lập thu năm ngày gọi là ngày “thu xã” .

* Đơn vị hành chánh
* Đoàn thể, tổ chức sinh hoạt chung, cùng theo đuổi một mục tiêu

- “kết xã” lập hội

- “thi xã” làng thơ, hội thơ

- “văn xã” làng văn, hội văn

- “thông tấn xã” cơ quan thông tin.

* Họ “Xã”
Động từ
* Cúng tế thần đất

- “Nãi xã vu tân ấp” (Triệu cáo ) Bèn tế thần đất ở ấp mới.

Trích: Thư Kinh