Ý nghĩa của từ 惑 theo âm hán việt

惑 là gì? (Hoặc). Bộ Tâm (+8 nét). Tổng 12 nét but (フノ). Ý nghĩa là: 1. mê hoặc, 2. ngờ hoặc, Ngờ, hoài nghi, Mê loạn, say mê, dối gạt, Mê lầm. Từ ghép với : Rất nghi hoặc và khó hiểu, hết sức khó hiểu, Lòng nghi ngờ, Mê hoặc lòng người, Thuật dối người, Nói láo để phỉnh đời. Chi tiết hơn...

Từ điển phổ thông

  • 1. mê hoặc
  • 2. ngờ hoặc

Từ điển Thiều Chửu

  • Ngờ lạ, như trí giả bất hoặc kẻ khôn không có điều ngờ lạ.
  • Mê, như cổ hoặc lấy lời nói hay sự gì làm mê hoặc lòng người. Nhà Phật cho chúng sinh đối với hết thảy mọi pháp, không hiểu rõ rằng tự tình nguyên là không, mới sinh ra chấp chước sằng, mê mất đạo chính mà bị luân hồi mãi. Có hai sự mê hoặc lớn: 1) Kiến hoặc, nghĩa là kiến thức mê lầm, như đời là vô thường lại nhận là có thường, thế là kiến hoặc , 2) Tư hoặc như mắt thấy sắc nghĩ mê say đắm sắc, tai nghe tiếng nghĩ say mê tiếng, không biết sắc với tiếng đều là vọng cả, thế là tư hoặc .

Từ điển Trần Văn Chánh

* ① Ngờ, nghi hoặc

- Rất nghi hoặc và khó hiểu, hết sức khó hiểu

- Lòng nghi ngờ

* ② Phỉnh gạt, làm mê hoặc

- Mê hoặc lòng người

- Thuật dối người

- Nói láo để phỉnh đời.

Từ điển trích dẫn

Động từ
* Ngờ, hoài nghi

- “Tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh” , , (Vi chánh ) (Ta) ba mươi tuổi biết tự lập, bốn mươi tuổi chẳng nghi hoặc, năm mươi tuổi biết mệnh trời.

Trích: Luận Ngữ

* Mê loạn, say mê, dối gạt

- “Hội hữu Kim Lăng xướng kiều ngụ quận trung, sinh duyệt nhi hoặc chi” , (Phiên Phiên ) Vừa gặp một ả ở Kim Lăng đến ở trọ trong quận, chàng trông thấy say mê.

Trích: “cổ hoặc” lấy lời nói hay sự gì làm mê loạn lòng người. Liêu trai chí dị

* Mê lầm

- (1) “Kiến hoặc” nghĩa là kiến thức mê lầm. Như đời là “vô thường” lại nhận là có thường, thế là “kiến hoặc”. (2) “Tư hoặc” như mắt thấy sắc nghĩ mê say đắm sắc, tai nghe tiếng nghĩ say mê tiếng, không biết sắc với tiếng đều là vọng cả, thế là “tư hoặc”.

Trích: Có hai sự mê hoặc lớn

Từ ghép với 惑