Các biến thể (Dị thể) của 納

  • Cách viết khác

  • Giản thể

Ý nghĩa của từ 納 theo âm hán việt

納 là gì? (Nạp). Bộ Mịch (+4 nét). Tổng 10 nét but (フフフノ). Ý nghĩa là: 1. thu vào, 2. giao nộp, Thu, Nộp, dâng, Nhận, chấp nhận. Từ ghép với : Không nhận, Chấp nhận, Vui lòng nhận cho, Hóng mát, Đưa vào nền nếp Chi tiết hơn...

Từ điển phổ thông

  • 1. thu vào
  • 2. giao nộp

Từ điển Thiều Chửu

  • Vào, như xuất nạp số ra vào. Nói rộng ra phàm cái gì làm cho đến gần mình đều gọi là nạp, như duyên nạp , tiếp nạp đều nghĩa là mời vào chơi cả, bây giờ gọi sự lấy vợ là nạp phụ cũng là do nghĩa ấy.
  • Dâng nộp, như nạp thuế nộp thuế, nạp khoản dâng nộp khoản gì làm lễ xin hàng phục, v.v.
  • Thu nhận, như tiếu nạp vui lòng nhận cho.

Từ điển Trần Văn Chánh

* ① Nhận, tiếp nhận, chấp nhận

- Không nhận

- Chấp nhận

- Vui lòng nhận cho

* ② Hóng

- Hóng mát

* ③ Đưa vào

- Đưa vào nền nếp

* ④ Đóng, nộp, nạp, dâng nạp, giao nộp

- Đóng thuế

* ⑤ Khâu

- Khâu đế giày.

Từ điển trích dẫn

Động từ
* Thu

- “Kim Tần dĩ lỗ Hàn vương, tận nạp kì địa” , (Kinh Kha truyện ) Nay Tần đã cầm tù vua Hàn, thu hết đất đai của nước này.

Trích: “xuất nạp” chi thu. Sử Kí

* Nộp, dâng

- “nạp thuế” nộp thuế

- “nạp khoản” nộp khoản.

* Nhận, chấp nhận

- “Chư hầu thùy nạp ngã?” (Văn công thập lục niên ) Chư hầu ai thu nhận ta?

Trích: “tiếu nạp” vui lòng nhận cho, “tiếp nạp” tiếp nhận. Tả truyện

* Dẫn vào
* Lấy vợ

- “nạp phụ” lấy vợ

- “nạp thiếp” lấy thiếp.

* Mặc, xỏ, mang (áo quần, giày dép)

- “Phủ nhi nạp lũ” (Khúc lễ thượng ) Cúi xuống xỏ giày.

Trích: Lễ Kí

* Khâu, vá

- “Vũ Tùng xuyên liễu nhất lĩnh nạp hồng trừu áo, đái trước cá bạch Phạm Dương chiên lạp nhi” 穿, (Đệ tam hồi) Võ Tòng mặc chiếc áo khâu lụa đỏ, đầu đội nón chiên trắng kiểu Phạm Dương.

Trích: Thủy hử truyện

Từ ghép với 納