• Tổng số nét:12 nét
  • Bộ:Môn 門 (+4 nét)
  • Pinyin: Rùn
  • Âm hán việt: Nhuận
  • Nét bút:丨フ一一丨フ一一一一丨一
  • Lục thư:Hình thanh & hội ý
  • Hình thái:⿵門王
  • Thương hiệt:ANMG (日弓一土)
  • Bảng mã:U+958F
  • Tần suất sử dụng:Trung bình

Các biến thể (Dị thể) của 閏

  • Cách viết khác

    𥹿 𨳝

  • Giản thể

Ý nghĩa của từ 閏 theo âm hán việt

Đọc nhanh: (Nhuận). Bộ Môn (+4 nét). Tổng 12 nét but (). Ý nghĩa là: (1) Âm lịch theo vòng quả đất xoay quanh mặt trời mà tính năm, theo vòng mặt trăng xoay quanh quả đất mà tính tháng, theo vòng quả đất tự xoay mà tính ngày, Vua tiếm vị gọi là “nhuận thống” hay “nhuận vị” (đối lại với “chánh thống” ). Từ ghép với : Tháng thừa, Ngày thừa, Tháng 3 nhuận. Chi tiết hơn...

Nhuận

Từ điển phổ thông

  • 1. xen vào giữa, thừa ra
  • 2. nhuận (lịch)

Từ điển Thiều Chửu

  • Thừa. Lịch Tàu theo vòng quả đất xoay chung quanh mặt trời mà tính năm, theo vòng mặt trăng xoay chung quanh quả đất mà tính tháng, theo vòng quả đất tự xoay mà tính ngày, cứ hết mỗi một vòng quả đất xoay chung quanh mặt trời thì mặt trăng đã xoay chung quanh quả đất được mười hai vòng và một phần ba vòng nữa, cho nên mỗi năm lại thừa ra hơn mười ngày, tính số thừa ấy lại thì hai năm rưỡi lại thừa ra một tháng, tháng thừa ấy gọi là nhuận nguyệt tháng thừa. Lịch tây theo mặt trời tính năm, cứ hết một vòng quả đất xoay chung quanh mặt trời thì quả đất nó tự xoay mình nó được 365 vòng và lẻ một phần tư, cho nên tích bốn năm thì lại thừa một ngày gọi là nhuận nhật ngày thừa. Năm nào có ngày nhuận thì cho vào tháng hai là 29 ngày.

Từ điển Trần Văn Chánh

* Thừa, nhuận

- Tháng thừa

- Ngày thừa

- Tháng 3 nhuận.

Từ điển trích dẫn

Danh từ
* (1) Âm lịch theo vòng quả đất xoay quanh mặt trời mà tính năm, theo vòng mặt trăng xoay quanh quả đất mà tính tháng, theo vòng quả đất tự xoay mà tính ngày

- Cứ hết mỗi vòng quả đất xoay quanh mặt trời thì mặt trăng đã xoay quanh quả đất được mười hai vòng và một phần ba vòng nữa. Cho nên mỗi năm lại thừa ra hơn mười ngày, tính gom số thừa ấy lại thì hai năm rưỡi lại thừa ra một tháng, tháng thừa ấy gọi là “nhuận nguyệt” . (2) Dương lịch theo mặt trời tính năm. Cứ hết một vòng quả đất xoay chung quanh mặt trời thì quả đất nó tự xoay quanh nó được 365 vòng và lẻ một phần tư. Cho nên dồn bốn năm thì lại thừa một ngày gọi là “nhuận nhật” . Năm nào có ngày nhuận, tức là “nhuận niên” , thì tháng hai có 29 ngày.

* Vua tiếm vị gọi là “nhuận thống” hay “nhuận vị” (đối lại với “chánh thống” )